1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] (10.H_mt) (11.H_qh)

jeudi 7 juin 2007

Dự luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú ảnh hưởng đến người Mỹ gốc Việt ra sao?

Dự luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú ảnh hưởng đến người Mỹ gốc Việt ra sao?
2007.06.07
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Thứ Ba 5 tây vừa rồi là ngày thượng viện Mỹ tái nhóm để thảo luận chi tiết về Dự Luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú Thượng Viện S1348 do hành pháp của tổng thống Bush chuyển qua. Nếu được thông qua và thành luật thì hệ thống mới sẽ ảnh hưởng đến 12 triệu di dân bất hợp pháp ở Hoa Kỳ, trong đó có một số nhỏ người Việt.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe

Trang web của State.gov
Nhưng điều khiến người Mỹ gốc Việt nói riêng cảm thấy lo nhất là nếu dự luật được thông qua thì coi như họ mất quyền bảo trợ thân nhân từ trong nước qua đoàn tụ gia đình với mình.

Đến với mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay là ông Nam Lộc, giám đốc chuyên trách di dân và tị nạn thuộc USCC, Cơ Quan Từ Thiện Công Giáo Hoa Kỳ ở Los Angeles, bang California. Làm việc với USCC 33 năm nay, am hiểu chi tiết và đang theo dõi mọi thông tin về Dự Luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú Thượng Viện S1348, ông Nam Lộc giải thích:
“Suốt mấy năm nay có thể nói chính phủ Hoa Kỳ cũng như rất nhiều vị dân cử ở quốc hội muốn hình thành một hệ thống di trú mới và đặc biết là giải quyết vấn đề hơn mười triệu người sống bất hợp lệ ở Hoa Kỳ. Tất cả đều đồng ý là không có một phương cách nào để không cho họ tiếp tục sống ở đây bởi họ đã sinh con đẻ cái và có những liên hệ chặc chẻ với đất nước này gần 20 năm qua.

Đồng thời kế hoạch trục xuất 12 triệu người bất hợp lệ ra khỏi đất nước này là điều không thể thực hiện được. Vì thế cho nên cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà cũng như hành pháp và quốc hội đồng ý tiến đến một dự thảo luật để cải đổi hệ thống di trú và hợp thức hoá cho khoảng 12 triệu người đang có mặt bất hợp lệ ở Hoa Kỳ.

Nội dung của bản dự thảo đã được công bố và nếu có nhiều người ủng hộ kế hoạch hợp thức hoá thì cũng có rất nhiều điều khoản làm cho những công dân Hoa Kỳ hay những thường trú nhân phản đối, đặc biệt là vấn đề bãi bỏ các diện bảo trợ gia đình theo thứ tự ưu tiên.”

Ảnh hưởng nặng nề
Suốt mấy năm nay có thể nói chính phủ Hoa Kỳ cũng như rất nhiều vị dân cử ở quốc hội muốn hình thành một hệ thống di trú mới và đặc biết là giải quyết vấn đề hơn mười triệu người sống bất hợp lệ ở Hoa Kỳ. Tất cả đều đồng ý là không có một phương cách nào để không cho họ tiếp tục sống ở đây bởi họ đã sinh con đẻ cái và có những liên hệ chặc chẻ với đất nước này gần 20 năm qua.

Ông Nam Lộc giải thích

Vậy những điểm nào trong dự thảo luật mà người Mỹ gốc Việt lo lắng và cố vận động chống lại, ông Nam Lộc cho biết tiếp :
“Riêng về cộng đồng người Mỹ gốc Việt thì có thể nói rằng thụ hưởng cái quyền lợi hợp thứ hoá thì ít vì đa số đều sống ở Hoa Kỳ hợp lệ . Nhưng việc bãi bỏ hệ thống bảo trợ gia đình qua thứ tự ưu tiên thì nó ảnh hưởng rất nặng nề.

Hầu hết người Việt đến Hoa Kỳ qua diện tị nạn, ai cũng có sự phân ly chia cách với gia đình. Nhiều người đã nộp đơn bảo trợ gia đình, nhiều người đang chờ đợi có quốc tịch để bảo trợ cho cha mẹ anh chị em hoặc con cái đoàn tụ với họ. Với những điều khoản vừa đưa ra trong Dự Luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú Thượng Viện có danh số S1348, đề nghị bãi bỏ hoàn toàn bốn cái ưu tiên .
Ưu tiên thứ nhất là cha mẹ có quốc tịch Hoa Kỳ bảo trợ cho con độc thân trên 21 tuổi, tức diện F1.

Ưu tiên F2B là của thường trú nhân có thẻ xanh, bảo trợ cho con độc thân trên 21 tuổi.
Ưu tiên F3 mà đông đảo người Việt đang chờ đợi nhất là người có quốc tịch Hoa Kỳ bảo trợ cho con đã có gia đình . Đây là đa số những người đến Mỹ theo diện HO.
Sau cùng là ưu tiên thứ tư F4 mà cộng đồng người Việt đang áp dụng rất nhiều, đó là anh chị em có quốc tịch Hoa Kỳ bảo trợ cho nhau.”

Vẫn theo lời ông Nam Lộc, Dự Luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú mà hành pháp và lập pháp Mỹ đang nhắm tới và nếu được thông qua thì còn chứa đựng những điểm quan trọng cần biết:

“Dự Luật cũng đề nghị giảm chiếu khán con cái có quốc tịch Hoa Kỳ bảo trợ cho cha mẹ . Trước nay theo qui chế thì cha mẹ được bảo trợ có chiếu khán ngay lập tức, nhưng với dự thảo đang đệ trình ở thượng viện và nếu được thông qua thì chiếu khán dành cho con có quốc tịch bảo trợ cha mẹ bị giới hạn trong số 40.000 hàng năm, nghĩa là ít hơn một nửa .

Dự Luật cũng đề nghị giảm chiếu khán con cái có quốc tịch Hoa Kỳ bảo trợ cho cha mẹ . Trước nay theo qui chế thì cha mẹ được bảo trợ có chiếu khán ngay lập tức, nhưng với dự thảo đang đệ trình ở thượng viện và nếu được thông qua thì chiếu khán dành cho con có quốc tịch bảo trợ cha mẹ bị giới hạn trong số 40.000 hàng năm, nghĩa là ít hơn một nửa .

Ông Nam Lộc

Với những điều tôi trình bày như vậy thì cộng đồng người Việt đang cảm thấy cái tương lai đoàn tụ gia đình xem như mất đi gần 90% . Ngoại trừ diện bảo trợ cho vợ chồng con cái dưới 21 tuổi thì còn giữ, nhưng mà sau đó thì tất cả đều bị loại bỏ.”
Ông Nam Lộc cho hay đã nhận được quá nhiều tin tức phản ảnh sự hoang mang của đồng hương bên Việt Nam gọi sang , đa số là trường hợp con cái đang chờ đoàn tụ với cha mẹ ở Hoa Kỳ.

“Tuy nhiên tôi cũng xin nhấn mạnh ở đây là trong dự luật này thượng viện Hoa Kỳ nói rõ họ đề nghị sẽ bãi bỏ tất cả những ưu tiên này trong tương lai. Nhưng đặc biệt họ dùng cái “cut off date” tức cái ngày sẽ áp dụng là ngày mùng Một tháng Năm 2005. Có nghĩa là tất cả những đơn nộp bảo trợ qua những diện mà tôi vừa trình bày mà nếu nộp sau ngày mùng Một tháng Năm 2005 trở đi thì cũng sẽ bị loại bỏ.
Và nếu làm như vậy thì hiện nay có vào khoảng 880.000 hồ sơ bảo trợ gia đình ở những qui chế đó có thể trở thành vô giá trị. Đây là một điều khiến nhiều người bất mãn. Mấy hôm nay cộng đồng có nhiều dịp gặp gỡ, liên hệ cũng như gởi thư cho các vị thượng nghị sĩ và dân biểu để vận động.

Tôi được biết thượng viện sẽ cứu xét một tu chính án của thượng nghị sĩ Hagel, đề nghị ngày cut off date tức ngày ảnh hưởng thay vì là mùng Một tháng Năm 2005 thì nên dời xuống ngày mùng Một tháng Một 2007. Một số tu chính án khác cũng hy vọng được tái cứu xét.”

Tiêu cực

Vào khi có sự vận động ráo riết từ các cử tri Mỹ gốc La Tinh , Mỹ gốc Âu và Mỹ gốc Á đối với Dự Thảo Luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú mà tin nói có thể sẽ được thông qua ngày mai, thứ Sáu 8 tây như dự kiến, thì ông Nam Lộc cho rằng câu hỏi hóc búa nhất lúc này là dự luật sẽ được thông qua hay không được thông qua.
Với kinh nghiệm hơn ba mươi năm làm việc cho cơ quan từ thiện Công Giáo trong tư cách giám đốc chuyên trách di dân và tị nạn, ông nói ông chỉ có thể trả lời với tất cả sự thận trọng dè dặt là :

“Có thể nói rằng chưa bao giờ tôi cảm thấy tiêu cực bằng cuộc vận động lần này. Sở dĩ như vậy vì tôi đặt mình trong trường hợp cha mẹ có hai đứa con sắp sửa xuống tàu vượt biên chẳng hạn nhưng chủ tàu chỉ cho một trong hai đứa đi mà thôi, mà mình thương cả hai con, ở lại thì chết hết mà đi thì phải bỏ lại một đứa.

Nhưng mà điều kiện khó khăn nhất là cái điểm thứ tư, tức muốn xin thẻ xanh thì người đương đơn phải trở về quốc gia của mình. Thí dụ mười triệu người Mễ thì phải trở về Mễ cả 10 triệu, thí dụ một trăm ngàn người Việt Nam thì một trăm ngàn đó phải đi về Việt Nam , rồi xin thẻ xanh từ toà lãnh sự Hoa Kỳ chứ không nộp đơn ở bên Mỹ. Sau khi được cấp thì đương sự mới được trở lại Hoa Kỳ .

Ông Nam Lộc

Hiện giờ tôi nghĩ đa số những vị dân cử ủng hộ di dân đều ở trong hoàn cảnh bỏ thì thương mà vương thì tội. Nếu chiều lòng những người tị nạn những người di dân để tiếp tục chương trình đoàn tụ gia đình thì xem như phải đứt ruột để cho hơn 10 triệu người bất hợp kệ không có cơ hội bước ra khỏi ánh sáng của cuộc đời mà họ đã cực khổ suốt bao năm qua.

Còn nếu binh vực những người bất hợp lệ thì đành phải chấp nhận một điều kiện do hành pháp đưa ra là bỏ đi tình trạng “Chain Immigrantion” di dân dây chuyền , nghĩa là nếu cho 12 triệu được hợp thức hoá thì làm sao bảo đảm sẽ không có 12 triệu, 14 triệu hay 48 triệu người khác nếu cứ tiếp tục cho đoàn tụ gia đình như vậy.
Cho nên có thể nói một câu là có lẽ sẽ mất đi diện bảo lãnh theo thứ tự ưu tiên. Cố gắng lắm thì có thể người ta kéo dài thời gian ảnh hưởng, lý tưởng là đến ngày áp dụng và ngày ban hành đạo luật này .”
Thủ tục hợp thức hoá
Trở lại vấn đề cư trú bất hợp pháp, số liệu của các cơ quan di trú Mỹ cho thấy cũng có tình trạng sống chui của người Việt Nam ở đây:

“Chắc chắn là có những người sống ở đây bất hợp lệ. Thí dụ thân nhân từ Pháp, Anh Bỉ Canada sang đây thăm gia đình rồi quyết định ở luôn, hay là những người từ Việt Nam cha mẹ anh chị em sang theo đường du lịch rồi ở lại, cũng có những sinh viên qua đây học rồi tìm việc làm để ở lại hoặc có những liên hệ nào đó nên không muốn trở về vân vân… Những người này sẽ có cơ hội nếu dự luật này được thông qua , họ sẽ nằm trong số 12 triệu người được hợp thức hoá trong tương lai.”
Nhưng thủ tục hợp thức hoá đó cũng không đơn giản như người ta tưởng, bởi phải qua nhiều chặng chông gai và phải mất nhiều thời gian:

“Dự Luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú nếu được thông qua thì những điều kiện cho người bất hợp lệ hợp thức hoá để mà được ở lại như sau:
Thứ nhất tất cả di dân cư trú bất hợp lệ trước ngày Một tháng Một năm 2007, xin lập lại phải trước ngày Một tháng Một 2007 và phải sống liên tục cho đến ngày cho phép nộp đơn . Những người đó có thể ghi danh để được nhận chiếu khán cư trú tạm thời, với điều kiện phải chứng minh là họ có công ăn việc làm , chưa hề phạm tội. Điều này cho thấy những người có tôi hay lý lịch không tốt sẽ bị trục xuất.

Thứ hai là sau một thời gian tính vào khoảng bốn năm, tức là điều kiện chính phủ phải lậphệ thống kiểm soát biên giới , kiểm soát những người thuê mướn công nhân bất hợp pháp vân vân…Những hệ thống đó phải được tiến hành và thực hiện rồi đó, lúc đó họ mới cho phép những người tôi vừa kể được nộp đơn để xin chiếu khán có tên là Zvisa, và phải nộp tiền phạt là một ngàn đô la nếu là chủ gia đình, năm trăm cho mỗi thành viên khác trong gia đình.

Ngoài ra còn phải đóng lệ phí nộp đơn và đồng thời trải qua các thủ tục điều tra lý lịch, phải chứng minh đã và đang tiếp tục làm việc , phải biết Anh ngữ cũng như là có kiến thức tối thiểu. Lúc đó họ mới cấp chiếu khán Z . Chiếu khán Z này có hiệu lực trong vòng bốn năm và có thể xin gia hạn. Sau tám năm kể từ ngày đạo luật này được ban hành thì những người có chiếu khán Z mới có thể nộp đơn xin thẻ xanh nhưng vẫn với những điều kiện khó khăn về việc làm, Anh ngữ, lý lịch và trình độ.

Nhưng mà điều kiện khó khăn nhất là cái điểm thứ tư, tức muốn xin thẻ xanh thì người đương đơn phải trở về quốc gia của mình. Thí dụ mười triệu người Mễ thì phải trở về Mễ cả 10 triệu, thí dụ một trăm ngàn người Việt Nam thì một trăm ngàn đó phải đi về Việt Nam , rồi xin thẻ xanh từ toà lãnh sự Hoa Kỳ chứ không nộp đơn ở bên Mỹ. Sau khi được cấp thì đương sự mới được trở lại Hoa Kỳ .

Nó lại buồn cười và trái cẳng ngỗng là chỉ có chủ gia đình phải đi ra khỏi Mỹ mà thôi, còn thân nhân hay người phối ngẫu vẫn được ở Hoa Kỳ. Câu hỏi đặt ra là nếu người chủ gia đình bị từ chố ikhông được vào Hoa Kỳ nữa thì vợ hay con cái phải làm sao?
Đó là chưa kể sau khi có thẻ xanh rồi thì đương sự phải đợi thêm năm năm nữa thì mới có thể xin nhập tịch Hoa Kỳ . Nói tóm lại những điều kiện những tiến trình để mà hợp thức hoá của một di dân đang sống bất hợp lệ cũng rất là chông gai và kéo dài rất là lâu, có thể đến 13 năm sau thì đương sự mời trở thành công dân Mỹ.”

Hôm thứ Ba năm 5 tây vừa qua thượng viện Hoa Kỳ tái nhóm để tiếp tục thảo luận về Dự Luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú . Có chừng hai mươi khoản tu chính liên quan được mang ra bàn cãi . Thế nhưng vì tính chất phức tạp và tế nhị của từng vấn đề nên cuộc họp không mang lại kết quả mong đợi. Giới thạo tin cho rằng thượng viện khó có thể đúc kết để kịp thông qua vào ngày mai như dự định.
Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.

Thông tin trên mạng:
- Thông tin về tiến trình Tái Định Cư Nhân Đạo (HR)
- Joint U.S. - Vietnamese Announcement of Humanitarian Resettlement Program
- Humanitarian Resettlement Program Boat People SOS
- Information Regarding Humanitarian Resettlement (HR)
- Humanitarian Resettlement Program
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Chương trình định cư Nhân Đạo HR sẽ chấm dứt vào tháng Sáu 2008
Cộng đồng người Việt ở Mỹ chuẩn bị “đón” chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Người trẻ Việt Nam ở Mỹ vận động chính giới Hoa Kỳ lưu tâm đến nhóm 8406
Nữ sinh viên Mỹ gốc Việt tốt nghiệp Cử nhân Sinh hoá với nhiều phần thưởng danh dự
Ðại hội truyền thông người Mỹ gốc Việt tại Houston, Texas
Khánh thành Bia tị nạn tưởng niệm thuyền nhân ở nước Đức
Lễ khánh thành bia tỵ nạn, tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại Đức
Thảm cảnh của phụ nữ Việt quê mùa chất phác đi giúp việc nhà ở Đài Loan
Sinh viên Việt Nam du học tại thủ đô Bắc Kinh

samedi 2 juin 2007

LHQ: Mỹ Nợ, Toàn Cầu Nguy, Đô La Có Cơ Mất Giá, Suy Sụp

LHQ: Mỹ Nợ, Toàn Cầu Nguy, Đô La Có Cơ Mất Giá, Suy Sụp

Việt Báo Thứ Bảy, 6/2/2007, 12:02:00 AM

Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Năm đã cảnh cáo Hoa Kỳ, cho rằng đồng đô la nước này đang đối diện với nguy cơ sụp đổ vì món nợ quá lớn, không trả nổi. Hiện nay Hoa Kỳ đang nợ ngập đầu, lên tới 3 ngàn tỉ đô, có thể trở thành mối nguy không chống đỡ được trong những tháng còn lại của năm 2007 và có thể lan tới thời gian sau, trở thành một áp lực hãi hùng đối với đồng đô la Mỹ.

Đây là lời cảnh báo mà ông Rob Vos, Giám Đốc Phòng Phân tích và Phát Triển Chính Sách của Bộ Kinh Tế và Dịch Vụ Xã Hội (Development Policy and Analysis Division of the Department of Economic and Social Affairs - DESA), đặt ra với các ký giả tham dự buổi họp báo tại tổng hành dinh của tổ chức này.

Ông Rob Vos trích dẫn thí dụ trước đây, đợt cao điểm mà đồng đô la Mỹ mất giá so với các đơn vị tiền tệ mạnh khác hồi năm 2002, sụt khoảng 35% và 25% so với các đơn vị tiền tệ mạnh khác trên thế giới. Vos đã đưa ra nhận định này khi công bố phúc trình về Tình Hình và Triển Vọng Kinh Tế Thế Giới (World Economic Situation and Prospects) năm 2007.

Ông cảnh cáo rằng nợ nần chồng chất sẽ dẫn tới nguy cơ mất giá mạnh đồng đô la. Theo ông, các quốc gia đang nắm giữ tài sản bằng đô la Mỹ, họ lo đồng đô la mất giá sẽ khiến trị giá tài sản của họ dựa vào đồng đô la bị mất giá theo, sẽ tác động trở lại, làm đồng đô la Mỹ sụt giá mạnh hơn. Ông cho rằng nguy cơ hỗn loạn có thể xảy ra khắp nơi vì đồng đô la bị mất giá. Hiện nay, vấn đề thách thức là cần phải có chính sách ngăn ngừa sự sụt giá của đồng đô la Mỹ và điều chỉnh sự mất cân bằng toàn cầu.

Trong lĩnh vực địa ốc Hoa Kỳ, ông cho rằng sự suy thoái sẽ còn tiếp tục trong năm 2007, vì số nhà không bán được quá nhiều. Vì giá nhà không giảm, tình trạng suy thoái vẫn sẽ tiếp tục kéo dài. Sự sụt giảm nhiều mức giá khác sẽ tác động tới thị trường trong nước, điển hình là sức mua bán nhà tại Hoa Kỳ, dẫn tới kết quả là suy thoái hàng loạt hoạt động kinh tế, và tốc độ tăng trưởng từ 2.1% sẽ xuống còn 0.5% trong năm 2007 và 2008. Tình hình đó sẽ làm cho nền kinh tế thế giới đình trệ và gây ra khủng hoảng ở tất cả các vùng còn lại của toàn cầu.

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=116&nid=108711

Câu Chuyện An Sinh Xã Hội Mỹ VŨ LINH .

Câu Chuyện An Sinh Xã Hội Mỹ VŨ LINH .

Việt Báo Thứ Sáu, 6/1/2007, 12:02:00 AM
...chỉ cần tỉnh táo bầu cho người có vẻ ít hứa nhăng hứa cuội nhất, Dân Chủ hay Cộng Hòa cũng vậy...

Trong mùa tranh cử này, chính trị Mỹ đã trở thành một “món nhắm” rất được ưa chuộng. Mấy anh bạn ngồi với nhau làm vài chai mà không bàn đến ông McCain, bà Clinton, ông Obama, Dân Chủ, Cộng Hòa, thì chứng tỏ … chưa đủ chỉ số! Cần vài chai nữa! Mai mốt có đi bầu hay không là chuyện mai mốt.

Có một lần, sau khi đủ chỉ số trong một bữa mạn đàm, một anh bạn hỏi anh bạn khác “Thế chứ ông ủng hộ ai? Phe nào?”. Câu trả lời: “Thắc mắc làm gì chuyện Iraq? Ông bà nào cho tôi lãnh tiền già sớm, đi nhà thương nhiều mà đóng thuế ít là nhất!”. Câu trả lời này ông Nguyễn Ngọc Ngạn chắc sẽ gọi là “huề vốn”.

An sinh xã hội phải là yếu tố quan trọng nhất, dĩ nhiên. Vấn đề đặt ra là trong mấy ứng viên, ai sẽ là người đáng tin nhất, sẽ cho ta nhiều lợi lộc nhất mà xén lương ta ít nhất.

Chế độ trợ cấp an sinh xã hội tân thời của Mỹ mà chúng ta đang hưởng được Tổng Thống Roosevelt ban hành sau thời kỳ khủng hoảng tài chính lớn nhất lịch sử Mỹ đầu thập niên 1930 đưa đến thất nghiệp, đói rách, trộm cướp tràn lan.

Đây là một vấn đề hết sức phức tạp đã có hàng ngàn người viết sách báo, bàn ra tán vào mà vẫn chưa hết chuyện nói. Chúng ta không cần vào chi tiết làm gì. Chỉ cần biết đại cương là ông Roosevelt cho rằng 1) mấy ông nhà giàu có nhiều tiền quá mà ích kỷ không mang chia sẻ cho mấy ông nhà nghèo, do đó gây ra những đụng chạm trong xã hội, và 2) mấy ông có chút tiền ra tiền vô thì lại không biết giữ, xài bậy xài bạ hết, đến lúc cần hay lúc già thì túi trống trơn. Do đó, Nhà Nước là bậc phụ mẫu của thiên hạ, phải lấy bớt, đánh thuế nhiều nhiều một chút để 1) chia lại cho mấy người nghèo, và 2) giữ tiền dùm cho mọi người, khi già sẽ trả lại.

Trên căn bản, khó ai cãi lại được chuyện hợp lý này. Tỵ nạn 1975 đã cầy cuốc được một cơ sở làm ăn nhỏ, hay đoàn tụ sau 1990 còn đang vật lộn với lối sống của Mỹ cũng vậy thôi. Dân Mỹ cũng thế. Dân Chủ hay Cộng Hòa cũng không khác. Chúng ta ai cũng muốn được giúp đỡ trong cơn khó khăn, và chia sẻ với người khác trong vận may. Và được an toàn trong những ngày cuối đời.

Nhưng, Mỹ hay nói: vào chi tiết mới là chuyện ma quỷ - the devil is in the details! Họ biết là nhiêu khê lắm.

Chúng ta đóng thuế cho Nhà Nước, dĩ nhiên mong rằng Nhà Nước giỏi lắm, sẽ “quản lý tốt” số tiền thuế đó, sẽ giúp chúng ta đủ chuyện, phần còn lại sẽ đầu tư đúng chỗ để sanh lời như nước. Tương lai chúng ta sẽ được an toàn trên xa lộ an sinh Mỹ.

Nhưng nhìn cho kỹ thì chúng ta thấy qũy an sinh xã hội Mỹ nói chung càng ngày càng hao mòn, trợ cấp chúng ta nhận được ngày một bớt đi so với giá sinh hoạt thực sự mặc dù vẫn tăng trên con số. Thậm chí, qũy an sinh của Mỹ có thể sẽ bị phá sản trong vòng mươi mười lăm năm. Tại sao?

Có hai lý do rất hiển nhiên, không cần phải là thông thái mới thấy được.

1. Quản lý bết và phí phạm. Hành chánh Mỹ, cũng như hành chánh khắp nơi trên thế giới, chưa bao giờ được nổi tiếng là hữu hiệu. Nặng nề và phí phạm (cha chung không ai khóc), xài người thiếu khả năng (chỉ cần so sánh cách làm việc của nhân viên Bank of America chẳng hạn, với nhân viên bất cứ một công sở nào của tiểu bang hay liên bang thì sẽ thấy khác biệt), chính trị (một phần ngân sách Nhà Nước bị ông thượng nghị sĩ lấy xây xa lộ gần nhà của ông), tham nhũng (không phải chỉ có mấy nước chậm tiến là được độc quyền tham nhũng).

2. Quá nhiều người già. Ngay sau thế chiến thứ hai chấm dứt, để “ăn mừng” chiến thắng, dân Mỹ đã thi đua sản xuất, dân số sanh trong cuối thập niên 1940 – đầu thập niên 1950 tăng vọt (Mỹ gọi là baby boom). Thế hệ đó đến nay đã trên dưới cái tuổi lãnh đủ thứ tiền trợ cấp. Trong khi đó thì mấy thế hệ 1960-1970 thì lo ăn mừng cuộc “cách mạng tình dục” (sexual revolution), cũng “ăn mừng” mút chỉ, nhưng không sản xuất, vui chơi mà không nhức đầu. Đưa đến tình trạng ngày nay số người già cần tiền trợ cấp thì ngày càng nhiều mà số người trẻ đóng tiền trợ cấp thì ngày một ít.

Hai yếu tố trên kết hợp lại với nhau thì dĩ nhiên qũy an sinh phải ngày càng vơi đi, và sẽ phá sản không sớm thì muộn. Thực ra, khủng hoảng này chỉ là “diện” của một vấn đề căn bản hơn: quan niệm về dân sinh của hai chính đảng Mỹ.

Quan niệm của Dân Chủ: Dân Chủ chủ trương chúng ta đưa tiền cho Nhà Nước lo dùm, qũy an sinh nếu thiếu hụt thì chúng ta đóng thuế thêm để tất cả mọi người vẫn tiếp tục được bảo đảm một đời sống an toàn. Chưa đủ. Cả ba ứng viên hàng đầu của Dân Chủ giành ghế tổng thống đều chủ trương đi thêm một bước nữa là mang bảo hiểm y tế toàn diện (universal healthcare) đến tất cả dân Mỹ. Ông Obama thì “đang nghiên cứu và sẽ có chi tiết sau”, nhưng đại khái thì ông sẽ bắt các công ty, hãng xưởng mua bảo hiểm cho tất cả nhân viên. Bà Clinton thì đã thử làm một lần năm 1993 khi ông Clinton vừa nhậm chức tổng thống, nhưng thất bại hoàn toàn khiến đảng Cộng Hoà chiếm lại đa số năm 1994, bây giờ sẽ bầy keo khác. Nhưng cả ông Obama và bà Clinton, chưa ai nói rõ sẽ tốn bao nhiêu và lấy tiền đâu ra. Ông Edwards, ngược lại, tuyên bố rõ ràng chương trình của ông sẽ tốn khoảng 120 tỷ đô một năm, tức là một nghìn tỷ trong tám năm ông làm tổng thống, nếu đắc cử. Lấy đâu ra tiền? Dĩ nhiên là sẽ phải tăng thuế đâu đó (ông Edwards hứa chỉ tăng thuế mấy nhà giàu với trên 200,000 đô lợi tức một năm), và cắt xén ngân sách đâu đó chưa ai biết rõ.

Cộng Hòa gọi đó là bánh vẽ đắt tiền của Dân Chủ, chỉ tìm cách bắt thiên hạ đóng thuế mua bánh vẽ.

Quan niệm của Cộng Hòa: Cộng Hòa quan niệm tự lực cánh sinh tốt hơn, qũy an sinh thiếu hụt vì sai lầm từ nguyên thủy nên cần cải tổ mới có thể tồn tại. Nhà Nước với mấy ông bà công chức lè phè không thể nào quản lý tốt tiền của quý vị và của tôi được. Quý vị và tôi, nếu là tiền của chính mình, sẽ lo lắng giữ của kỹ hơn, xài đúng chỗ hơn. Do đó, Nhà Nước lấy thuế bớt đi thì tốt hơn. Cần phải giảm thuế suất cho tất cả mọi người, giàu cũng như nghèo. Giảm thuế còn có lợi là giúp phát triển kinh tế. Giảm thuế nhà nghèo sẽ giúp họ mua thêm được vài két bia, hay đàng hoàng hơn, mua được cho vợ chồng một bộ quần áo mới, vài món đồ chơi cho con, gọi là giúp đỡ kỹ nghệ may mặc và kỹ nghệ đồ chơi. Giảm thuế cho mấy ông nhà giàu thì sẽ giúp họ mua nhà to hơn (như ông Edwards), tức là giúp việc làm cho mấy anh làm môi giới bán nhà, nhà thầu xây cất, thợ mộc, thợ nề, thợ điện, anh làm vườn cắt cỏ,… Hay nếu không mua nhà lớn hơn thì họ sẽ bỏ tiền dư giả vào trương mục trong ngân hàng, và ngân hàng sẽ cho các nhà kinh doanh khác vay mượn làm ăn. Hay họ sẽ bỏ tiền đầu tư, mở mang hãng, mua thêm máy móc, thuê thêm công nhân, tăng lương không chừng, … Cách nào thì cũng đều có lợi hơn là đưa tiền cho mấy ông bà công chức phá gia chi tử. Kinh tế sẽ phát triển, bớt thất nghiệp, mức lợi tức cả nước sẽ tăng. Do đó, mặc dù thuế suất giảm, nhưng vì lợi tức chung tăng nên số thuế Nhà Nước thu vào không giảm, mà còn tăng, dư sức trả thêm trợ cấp an sinh cho những người thực sự cần.

Dân Chủ gọi đây là bánh vẽ của Cộng Hòa, chỉ kiếm cớ giảm thuế cho nhà giàu.

Thực tế như thế nào?

Đối với dân tỵ nạn, chương trình của Dân Chủ nghe thì thật hấp dẫn vì chúng ta nói chung lãnh trợ cấp thì nhiều nhưng đóng thuế chẳng bao nhiêu. Cũng như đại đa số đám dân nghèo, thợ thuyền, da đen, thiểu số, là khách hàng trung thành của Dân Chủ. Nhưng trước khi chúng ta chạy vội vào phòng phiếu để bỏ phiếu cho mấy ông bà Dân Chủ thì cũng nên nhìn lại thời gian qua. Chế độ bảo hiểm y tế toàn diện chẳng hạn, thực ra không có gì mới lạ, vì đã được Tổng Thống Truman chủ trương năm 1950, và được tất cả các chính khách Dân Chủ (kể cả Tổng Thống Bill Clinton) hứa hẹn từ hồi đó đến giờ. Nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được, trong khi đó thì thuế đóng vẫn tăng liên tục.

Chắc sẽ có người nói “mấy thằng nhà giàu, bắt tụi nó đóng thuế cho chết luôn, để mình được trợ cấp tối đa”. Thật ra “mấy thằng nhà giàu” không dại vậy đâu. Không có ngồi yên đóng thuế cho quý vị và tôi hưởng thụ đâu. Nếu dại vậy thì làm sao mà làm giàu được? Mấy ông ấy sẽ “thua me gỡ bài cào”.

Ví dụ ông chủ báo “Người Tỵ Nạn” chẳng hạn, bị bắt phải mua bảo hiểm cho nhân viên, hay bị đóng thuế nhiều sẽ quay lại, giảm bớt lương nhân công, hay sa thải bớt vài anh ký giả ưa rung đùi làm báo tại quán cóc đầu đường, hay sẽ tăng giá báo từ 25 xu lên 50 xu, hay sẽ tăng tiền đăng quảng cáo, hay sẽ làm hết mọi chuyện đó, cho chắc ăn. Giá báo đắt hơn, ít người mua hơn, ít người ngồi Phước Lộc Thọ uống cà phê đọc báo hơn, tiệm cà phê ế hơn, sẽ phải “thua me gỡ bài cào” tăng giá ly cà phê lên, hay kín đáo hơn, bỏ ít cà phê, ít đường hơn. Hãng sản xuất cà phê sẽ bán ít đi, và sẽ “thua me gỡ bài cào”, tăng giá cà phê hoặc châm chế thêm... cau rang cho rẻ. Ta có thể tiếp tục đến mai. Nhưng chúng ta cũng đã đủ thấy tăng thuế “nhà giàu” không phải là không ảnh hưởng đến mấy anh nghèo chúng ta đâu, nhất là trong cái thế giới liên lập ngày nay. Ảnh nhưởng nhẹ là lạm phát, phải trả tiền báo, tiền cà phê cao hơn. Ảnh hưởng nặng là mất job. Trong khi đó thì chưa chắc chúng ta sẽ lãnh trợ cấp nhiều hơn đâu. Đó là thực tế Dân Chủ.

Còn về phiá Cộng Hòa, trên thực tế, sau khi Tổng Thống Reagan cũng như Tổng Thống Bush 43 quyết định cắt thuế suất thì kinh tế Mỹ có phát triển mạnh và số thuế thu có gia tăng trong những năm sau đó, đúng như hứa hẹn. Nhưng rồi cũng không thấy tăng tiền an sinh gì.

Tổng Thống Reagan thì bỏ tiền vào cuộc chạy đua võ trang với Liên Xô, đưa Liên Xô đến chỗ bại vong. Tổng Thống Bush thì bỏ tiền mua bom thả xuống Afghanistan và Iraq, trồng cây dân chủ. An ninh quan trọng hơn an sinh. Đó là thực tế Cộng Hòa.

Đọc đến đây chắc sẽ có vài độc giả sốt ruột “nói nhiều quá, tóm lại, ai cắt tiền già của tôi và ai tăng tiền già của tôi?”. Xin thưa “không ai dám cắt hết, và ai cũng cố gắng tăng hết”, chỉ vì cần tranh phiếu. Từ ngày Roosevelt qua đời đến nay, đã có sáu tổng thống Cộng Hòa nắm quyền trong 34 năm, trong khi Dân Chủ nắm quyền 24 năm với năm tổng thống. Chưa một Tổng Thống Cộng Hòa nào dám cắt xén tiền an sinh xã hội hết. Nếu Cộng Hòa cắt xén tiền an sinh, không thể nào họ ở Nhà Trắng lâu hơn Dân Chủ được.

Trái lại trợ cấp lúc nào cũng tăng, thời Dân Chủ cũng như Cộng Hòa. Lúc tăng nhiều khi tăng ít, cũng có khi bị sửa đổi chế biến đôi chút, tăng đầu này giảm đầu kia (ví dụ cắt tiền mặt để tăng tiền trả nhà thương), nhưng nói chung, ngân sách an sinh chưa bao giờ bị giảm. Ngay dưới thời ông Bush hiện thời, là một trong những Tổng Thống Cộng Hòa bảo thủ nhất, chương trình trợ cấp thuốc trong Medicare đã tăng ở mức “cao nhất trong thế hệ qua” (theo báo Washington Post, là báo cấp tiến công khai chống Bush mạnh nhất). Ngược lại, Tổng Thống Dân Chủ Clinton lại là Tổng Thống xiết chặt trợ cấp thất nghiệp mạnh nhất từ năm 1996 sau khi Cộng Hoà chiếm lại đa số trong Quốc Hội. (Bà con còn nhớ thời đó là ai ai cũng sợ bị cắt giảm trợ cấp nếu không có quốc tịch Mỹ và ào ào luyện thi, đi học, để thành công dân Mỹ hay không?)

Quan niệm Dân Chủ tăng trợ cấp và Cộng Hòa cắt trợ cấp là quan niệm khá phổ thông trong cộng đồng tỵ nạn, nhưng chỉ là một cái nhìn chẳng những đơn giản không phản ảnh tính phức tạp của vấn đề, mà còn là huyền thoại, chẳng khác gì huyền thoại Cộng Hòa chống cộng hơn Dân Chủ.

Nói tóm lại, chúng ta không có gì lo ngại về tiền trợ cấp trong ngắn hạn, dù phe nào lên làm tổng thống cũng vậy. Trong dài hạn, nếu không cải tổ thì chẳng những mất tiền già thôi, tiền gì cũng mất hết. Thuế thì có hy vọng đóng ít hơn với Cộng Hòa, nhiều hơn với Dân Chủ. Còn bảo hiểm toàn diện thì … rất mong thay sẽ có ngày thấy được nó trước khi phải đi gặp… ông bà. Muốn bầu cho đúng, chúng ta chỉ cần tỉnh táo bầu cho người nào có vẻ ít hứa nhăng hứa cuội nhất, Dân Chủ hay Cộng Hòa cũng vậy.

31-05-07

Sẽ Bỏ 800,000 Hồ Sơ Đoàn Tụ Gia Đình Nộp Sau 1-5-2005

Sẽ Bỏ 800,000 Hồ Sơ Đoàn Tụ Gia Đình Nộp Sau 1-5-2005

Việt Báo Thứ Sáu, 6/1/2007, 12:02:00 AM
- Dân Việt Xin Quốc Hội Mỹ Bỏ Điều Khoản Chia Cắt Gia Đình


Ông Nam Lộc (đứng) giải thích về dự luật mới. Ông Dan Hoang, ngồi.

(Westminster, VB).- Hầu như tất cả người dân Việt tham dự buổi hội thảo vào chiều Thứ Năm 31-5-2007 tại phòng họp nhật báo Người Việt, về dự luật cải tổ di trú đã được Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua, đều đồng tình hưởng ứng chiến dịch gửi thư kiến nghị xin Quốc Hội Mỹ rút lại các điều khoản siết di trú, chia cắt gia đình của các công dân Hoa Kỳ. Mỗi người một lá thư đã được chuyển tới Trung Tâm Pháp Lý Á Châu và tổ chức OCAPICA (Hiệp Hội Châu Á - Thái Bình Dương) để nhờ gửi cho Quốc Hội Hoa Kỳ.

Đồng thời, cộng đồng Việt còn được kêu gọi liên lạc với Trung Tâm Pháp Lý Á Châu, qua số điện thoại (800) 267-7395, hoặc số điện thoại (714) 636-9095 của OCAPICA trình bày hoàn cảnh thật của riêng mình, nhờ truyền đạt tới Quốc Hội Hoa Kỳ.

Chủ tọa buổi hội thảo nói trên là ông Nguyễn Nam Lộc, giám đốc Văn phòng Tị Nạn và Di Trú Catholic Chrities of Los Angeles và ông Dan Hoang, chuyên viên của Ban Vận Động chính sách bảo vệ quyền lợi của di dân.

Theo ông Nguyễn Nam Lộc và ông Dan Hoang, dự luật cải tổ di trú mới có ký hiệu S. 1348 đã được Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua thể hiện chính sách thực hiện các biện pháp siết chặt di trú, gây tác hại mạnh tới các cộng đồng Á Châu tại Hoa Kỳ. Theo ông Lộc, dự luật S. 1348 có tên gọi là Dự Luật về An Ninh Biên Giới và Cải Tổ Luật Di Trú, gồm 7 phần, sẽ có hiệu lực từ tháng Mười tới đây nếu được Hạ Viện thông qua và được TT Hoa Kỳ ký ban hành. Hai ông cho rằng dự luật này đặc biệt tăng nặng các hình phạt đối với người cư trú bất hợp pháp trên lãnh thổ Hoa Kỳ và tình trạng gian lận visa để được vào Mỹ, kể cả việc chủ thuê di dân lậu làm việc. Mặt khác, cha mẹ công dân Hoa Kỳ đi du lịch thăm con sẽ chỉ được lưu lại Hoa Kỳ trong vòng 30 ngày, và sẽ bị cấm vào Mỹ vĩnh viễn nếu họ ở quá thời hạn lưu trú này.

Ông Nam Lộc đặc biệt nhấn mạnh tới việc sẽ có khoảng 800,000 hồ sơ xin đoàn tụ gia đình của cha mẹ bảo lãnh con trên 21 tuổi, và diện bảo lãnh anh chị em nộp sau ngày 1/5/2005 bị xóa bỏ.

Theo hai ông, cộng đồng Việt có số hồ sơ xin đoàn tụ gia đình đông nhất trong sáu cộng đồng người Mỹ gốc Á. Dự luật S. 1348 ảnh hưởng trầm trọng tới cộng đồng người Việt vì lâu nay cộng đồng Việt tới Hoa Kỳ bằng visa làm việc rất hiếm hoi, mà phần lớn đi bằng visa đoàn tụ gia đình. Riêng trong năm 2006 chỉ có 13,000 visa làm việc cùng với 156 gia đình Việt tới Mỹ bằng visa lao động mà thôi.

Ông Dan Hoang gay gắt lên án các nhà dân cử Thượng Viện khi thông qua dự luật S. 1348, rằng Sở Di Trú nay không muốn con cái công dân Hoa Kỳ chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già và cha mẹ cũng không cần tới con trẻ…Ông cho rằng dự luật cải tổ di trú nói trên là bất công.

Theo ông Nam Lộc, một số dân Việt, nhất là những người tù cải tạo cộng sản, đã đi trễ, nhập tịch trễ và nay gia đình họ tiếp tục bị chia cắt vì dự luật S. 1348. Một phụ nữ cũng đã lên tiếng bày tỏ nỗi đau khổ vì còn hai con đang kẹt lại VN. Bà nói rằng sẵn sàng biểu tình, sẵn sàng 'chiến đấu tới hơi thở cuối cùng' để đòi Quốc Hội Hoa Kỳ bãi bỏ các điều khoản hạn chế con cái bảo lãnh cha mẹ, từ 90,000 xuống còn 40,000 trường hợp cho cả nước; đòi rút lại việc chấm dứt bảo lãnh diện anh em, và diện cha mẹ bảo lãnh con trên 21 tuổi.

Theo ông Dan Hoang, OCAPICA sẽ phát động một chiến dịch 'Hãy Nói Để Quốc Hội Nghe Những Câu Chuyện Đau Lòng Có Thật' qua đường dây nóng: 714-636-9096 trong các cộng đồng gốc Á, và kêu gọi các công dân Mỹ gốc Á gửi thư trực tiếp tới Quốc Hội Hoa Kỳ hoặc nhờ OCAPICA chuyển giùm, để phản đối dự luật S. 1348.

Hội thảo về dự luật di dân mới

Hội thảo về dự luật di dân mới
Friday, June 01, 2007


Hình bên: Ông Nam Lộc (phải) cùng Luật Sư Daniel Huang (phải) thuộc Trung Tâm APALC và ông Ðức Nguyễn, giám đốc chương trình của Hiệp Hội OCAPICA, trình bày về dự luật di trú mới và sáng kiến “Tell Congress.” (Hình: Trung Ðỗ/Người Việt)

Nguyễn Ngọc Chấn/RadioVNCR.com

WESTMINSTER, California (VNCR) - Một cuộc hội thảo quy tụ hơn 200 đồng hương Việt Nam đã diễn ra sôi nổi về đề tài dự luật di dân mới, đang được thảo luận tại Thượng Viện và được Tòa Bạch Ốc ủng hộ. Cuộc hội thảo do Trung Tâm Luật Pháp Người Mỹ Gốc Á Châu Thái Bình Dương (Asian Pacific American Legal Center - APALC) tổ chức tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt chiều Thứ Năm 31 Tháng Năm.

Phía diễn giả có ông Nguyễn Nam Lộc, giám đốc cơ quan di trú nhập tịch USCC, Los Angeles; Luật Sư Daniel Huang, thuộc trung tâm APALC; ông Ðức Nguyễn, giám đốc chương trình của Hiệp Hội OCAPICA, cùng một số các luật gia khác sắc tộc trong vùng.

Theo ông Nam Lộc, một dự luật đang được bàn cãi sôi nổi trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ mà theo ông, nếu được bầu thuận thì sự thiệt thòi lớn nhất sẽ về phía đồng hương Việt Nam chúng ta. Căn cứ theo dữ kiện đang diễn biến dồn dập mấy tháng qua, dự luật S. 1348 (Border Security and Immigration Reform Act) của năm 2007 đang được biểu quyết tại Thượng Viện Hoa Kỳ.

Dự luật này nhắm vào việc an ninh biên giới đã kéo theo việc cải tổ di trú được chia ra làm 7 phần chính:

Phần 1 trách nhiệm cho Bộ An Ninh liên hệ tới những điều kiện chiếu khán Y, dành cho những người làm việc tạm thời, visa Z dành cho những người đang ở Hoa Kỳ bất hợp pháp. Ðiều kiện gồm có:

- Phải mướn thêm 18,000 nhân viên tuần tra biên giới (Border Patrol).

- Phải xây chướng ngại vật cho xe cộ dài 200 miles và 370 miles hàng rào.

- 70 tháp canh có trang bị máy rada và máy quay phim ở biên giới phía Nam.

- Triển khai 4 máy bay không người lái với hệ thống hỗ trợ.

- Chấm dứt việc bắt rồi thả.

- Có phương tiện bắt giữ 27,500 người di dân lậu mỗi ngày.

- Tăng cường phương sách ngăn ngừa việc đi làm bất hợp pháp.

- Có khả năng để nhận và giải quyết đơn xin chiếu khán Z.

Phần 2, liên hệ tới quy định cho việc chấp hành luật di trú trong nội địa. Luật lệ và hình phạt khắt khe hơn về vấn đề:

A. Những ngoại kiều đã từng phạm pháp.

B. Nới rộng định nghĩa tội đại hình trầm trọng (Aggravated Felony).

C. Tội ác băng đảng.

D. Gian lận luật di trú như cưới hỏi giả để hưởng quyền di trú.

Phần 3 liên quan tới việc mướn nhân viên di dân bất hợp pháp, bằng cách gia tăng hình phạt và thay đổi luật, bắt buộc chủ nhân phải xác minh tình trạng di trú của nhân viên.

Phần 4 quy định việc lập diện Y visa cho nhân viên làm việc tạm thời để giải quyết sự cần nhân viên cho tương lai.

Phần 5, quy định việc thay đổi hệ thống cấp thẻ thường trú nhân. Phần này cũng thay đổi việc bảo lãnh nhân viên qua hệ thống tính điểm. Phần này loại bỏ chương trình bảo lãnh thân nhân theo các ưu tiên đang được áp dụng hiện nay như ưu tiên 1, ưu tiên 2 B, ưu tiên 3 và ưu tiên 4. Các diện đều bị ảnh hưởng nặng ngoại trừ diện ưu tiên 2A tức vợ chồng và con cái dưới 21 tuổi của thường trú nhân. Phần này gây ảnh hưởng lớn lao cho cộng đồng di dân của chúng ta.

Phần 6, quy định lập ra diện visa Z, dành cho việc giải quyết những người đang trong tình trạng di trú bất hợp pháp.

Phần 7 quy định việc đồng hóa những người di dân mới và thường trú nhân v.v... vào đời sống Hoa Kỳ. Dự luật này có thêm mục miễn thi quốc tịch bằng Anh Ngữ cho những người trên 75 tuổi.

Theo sự trình bày rõ ràng của ông Nam Lộc, phần 5 của dự luật 1348 có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với đồng hương Việt Nam. Dự luật này sẽ loại bỏ các loại ưu tiên 1, 2B, 3 và 4, chỉ còn lại ưu tiên 2A được giữ lại với số chiếu khán cấp tối đa là 87,000 mỗi năm. Dự thảo luật sẽ dành riêng 440,000 chiếu khán để giảm bớt sự tồn đọng của những hồ sơ bảo lãnh theo diện thân nhân đã nộp trước Tháng Năm năm 2005 của các ưu tiên 1, 2B, 3 và 4.

Phần trình bày của ông Nam Lộc đi sâu vào các chi tiết từng diện ưu tiên hiện nay và ảnh hưởng trực tiếp tới họ, nếu dự luật này thành luật và, nếu được tổng thống ký thành sắc luật ban hành.

Trước những ưu tư của đồng bào tham dự, Trung Tâm Di Dân Gốc Á Châu Thái Bình Duơng đưa Luật Sư Daniel Huang tới đề nghị những giải pháp cấp bách để những thiệt thòi này không diễn ra hoặc giảm bớt được chừng nào hay chừng ấy.

Họ kêu gọi chúng ta cần phải tạo tiếng nói với các vị dân cử, qua chương trình “Tell Congress”. Trong chương trình “Tell Congress” này, các cử tri sẽ nói với các thượng nghị sỹ, dân biểu đại diện cho mình, nêu lên những câu chuyện từng cá nhân để các vị dân cử có dữ kiện trình bày trước lưỡng viện Quốc Hội.

Với sáng kiến “Tell Congress,” các nhà vận động bảo vệ chương trình bảo lãnh gia đình hy vọng sẽ khiến cho các vị dân cử biết được thực trạng các gia đình đang làm đơn bảo lãnh. Người di dân đóng góp thế nào cho xã hội Hoa Kỳ; khi họ bảo lãnh gia đình qua đây thì gia đình đóng góp thế nào cho Hoa Kỳ; đó là những điều các vị dân cử cần biết, trước khi thẳng tay cắt đứt mối liên hệ gia đình trong luật di trú.

Quí vị có những vấn đề bảo lãnh thuộc các diện bị ảnh hưởng bởi dự luật 1348, có thể gọi thẳng cho các dân biểu, nghị sỹ tiểu bang mình hoặc gọi vào Trung Tâm APALC nói tiếng Việt xin gọi số 1-800-267-7395, họ ghi nhận những mẫu chuyện đáng thương của mình để trình lên Quốc Hội.

Nếu là cư dân tiểu bang California, chúng ta có thể gọi điện thoại tới hai văn phòng hai thượng nghị sỹ là Barbara Boxer số 202-224-3553 và bà Dianne Feinstein. Mỗi tiểu bang, độc giả có thể liên lạc với các văn phòng địa phương lấy số điện thoại, gởi thư, email, điện thư tới văn phòng của họ. Tất cả chúng ta đều lên tiếng chắc hẳn họ phải lắng nghe nguyện vọng của cử tri nhất là sắp có những cuộc bầu phiếu quan trọng sắp diễn ra.

Trung Tâm Pháy Lý Á Châu cũng đưa ra thư mẫu để đồng hương gởi thẳng tới các vị dân cử với ngôn ngữ thật giản dị gióng lên tiếng kêu gào bắt buộc họ phải lắng nghe.

Sau phần trình bày của hai diễn giả có phần giải đáp các thắc mắc chung. Những câu hỏi có tính cách riêng lẻ, ông Nam Lộc đã ở lại rất lâu để thảo luận riêng với từng người trong cuộc.

Nếu còn thêm thắc mắc và muốn biết thêm các chi tiết về dự luật này, độc giả có thể liên lạc với ông NAM LỘC, (213) 251 3460 hoặc gọi Trung Tâm AALC nói tiếng Việt số 1-800-267-7395. (N.N.C.)

Bà Clinton Tới Cali Ra Chiêu: 9 Điểm Cứu Nguy Kinh Tế Mỹ

Bà Clinton Tới Cali Ra Chiêu: 9 Điểm Cứu Nguy Kinh Tế Mỹ

Việt Báo Thứ Bảy, 6/2/2007, 12:02:00 AM
- Nhiều Nhà Hoạt Động Mỹ Gốc Việt Ra Sức Giúp Bà Hillary


Bà TNS Hillary Clinton đang nói chuyện trước các ủng hộ viên tại khách sạn Crowne Plaza Cabana ở Palo Alto, Bắc California.

Palo Alto (VietPress USA) -- Trưa Thứ Năm 31-5-2007, tại Khách sạn sang trọng Crowne Plaza Cabana Hotel ở thành phố Palo Alto gần San Jose, bà TNS Hillary Clinton đã xuất hiện trước lối gần 900 ủng hộ viên gồm đại diện các tổ chức cộng đồng các sắc dân, các lãnh đạo những cơ quan và công ty và những gương mặt được công bố là "Silicon Valley Leaders" (Giới lãnh đạo thung lũng Silicon).

Theo Giáo sư Phạm Thư Đăng, Đồng Chủ Tịch Toàn Quốc của Ủy Ban Vận Động Trung Ương phụ trách người Mỹ gốc Việt và các sắc dân Á Châu, thì số người hiện diện có ghi tên là 878 người, trong đó có 27 người Mỹ gốc Việt. Đây là lần đầu tiên có số lượng người Mỹ gốc Việt khá đông đến tham dự một cuộc vận động tranh cử của một Ứng Cử Viên tranh chức Tổng Thống Mỹ. Trong số những nhân vật gốc Việt, thấy có vợ chồng ông bà Đỗ Hùng, nguyên Chủ Tịch Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt Bắc Cali; Ls Michael Lưu; ông Đạt Nguyễn của Hội Việt Mỹ; cô Lê Thị Cẩm Vân là người thường tổ chức Hội Tết Trung Thu tại San Jose; bà Jane Đỗ Bùi; cô Debbie Nghiêm; ông Sang Nhin của Hội Doanh Nghiệp Việt Nam tại Silicon Valley; ông Michael Minh Nguyễn của Công Ty Địa Ốc Skybridge Commercial Real Estate; ông Victor Dương của Công ty xử lý rác thải California Waste Solutions ở San Jose; ông bà Vinh Nguyễn và một số cơ sở thương mại Mỹ gốc Việt khác. Phía báo chí Việt Ngữ thấy có nhà báo Huỳnh Lương Thiện của Báo Mõ San Francisco; nhà báo Nguyên Thanh của Saigon USA; bà Trương Gia Vy chủ nhiệm Tuần báo Viet Tribune; và một nhà báo đại diện của nhật báo Việt Báo Bắc Cali và VietPress USA.

Bà Hillary Clinton đã nói qua về tiểu sử của bà và gia đình bà, sau đó đã trình bày khái quát về các chương trình hành động của bà như bảo hiểm sức khỏe cho toàn dân Hoa Kỳ; phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục tại Mỹ; tạo công việc và nâng cao lương bổng công bằng cho nữ lao động; vấn đề tạo sức mạnh quốc phòng; vấn đề chiến tranh Iraq; vấn đề an sinh xã hội, v.v…

Bà TNS Hillary Clinton nói rằng trong khi những người lao động đang tỏ ra quan ngại về các cạnh tranh lao động toàn cầu thì có các chiều hướng cho thấy Hoa Kỳ đang mất dần sức cạnh tranh. Chính vì thế, bà Hillary Clinton đưa ra các đề nghị tạo thêm nhiều việc làm mới, kích thích tăng trưởng kinh tế, và cam kết Hoa Kỳ sẽ lãnh đạo về công kỹ nghệ trong toàn Thế Kỹ 21. Bà nói rằng bà sẽ đưa ra các dự án chính sách nhằm đẩy mạnh nghiên cứu trên toàn quốc; giúp phát triển lực lượng thuộc các ngành khoa học chính yếu ; ngành thiết kế xây dựng; ngành công nghệ kỹ thuật và ngành toán học và cùng lúc nâng cao các canh tân về cơ sở hạ tầng…

TNS Hillary Clinton đưa ra kế hoạch 9 điểm để thay đổi cục diện nước Mỹ nếu bà đắc cử, gồm : 1).Thành lập một quỹ 50 tỷ Mỹ-kim để nghiên cứu phát triển năng lượng. 2). Tăng cường 50% ngân sách nghiên cứu căn bản trong 10 năm cho các tổ chức quốc gia về khoa học, văn phòng khoa học của Bộ Năng Lượng và Bộ Quốc Phòng. 3). Tăng cường 50% trong vòng 5 năm và nhắm tới việc tăng gấp đôi trong vòng 10 năm cho ngân sách Viện Quốc Gia về Y Tế (NIH - National Institute of Health). 4). Chỉ đạo các cơ quan liên bang tưởng thưởng cho những thành quả phát minh đặc biệt. 5). Tăng gấp 3 số lượng học bổng khoa học NSF (National Science Foundation) và tăng trị giá mỗi học bổng thêm 33%. 6). Hổ trợ các sáng kiến để đưa thêm nhiều phụ nữ và người thiểu số vào các lãnh vực chuyên môn về toán học, khoa học, kỹ sư. 7). Hổ trợ các sáng kiến nhằm xây dựng giới lãnh đạo về công nghệ băng tần rộng (broadband).Bà Hillary Clinton nói rằng dưới thời của TT Bush nước Mỹ đã bị tuột xuống hàng thứ 25 trong thứ tự toàn cầu về triển khai Internet băng tần rộng (Undere the Bush administration, the country that invented the Internet has sipped to 25th in the global rankings for broadband deployment). 8). Xem xét lại việc giảm thuế 20% vĩnh viễn cho các nhà đầu tư để biến nước Mỹ thành một nơi thu hút tạo công việc có lương bỗng cao; đồng thời giảm thuế cho các công ty về nghiên cứu và phát triển (Research & Development). 9). Phục hồi lại tính trung thực của chính sách khoa học, theo đó hũu hiệu hóa cơ quan về Khoa Học và Kỹ Thuật để bảo đảm rằng Tổng Thống nhận được các tư vấn khách quan và có thực.

Cuộc vận động tranh cử và gay quỹ của bà TNS Hillary Clinton tại thung lũng Silicon Valley đã thu được gần 1 triệu Mỹ-Kim. Các tham dự viên đã dùng buổi ăn trưa nhẹ trong khi nghe bà Hillary Clinton trình bày về quan điểm và sách lược của bà. Trước đó, bà đã họp với các thành viên trong Ủy Ban Vận Động Tranh Cử của bà tại California.

dimanche 20 mai 2007

Thỏa thuận về di dân hồi đầu tuần đang bị tấn công mạnh từ mọi phía

Thỏa thuận về di dân hồi đầu tuần đang bị tấn công mạnh từ mọi phía
Saturday, May 19, 2007


WASHINGTON - Liên minh lỏng lẻo giữa các khuynh hướng khác nhau vừa đưa ra được một thỏa thuận về di dân hồi tuần này hiện đang gặp sự tấn công từ nhiều phía, trong khi thỏa thuận vừa kể bắt đầu được Quốc Hội Hoa Kỳ thảo luận.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ muốn thay đổi một số điều căn bản, như việc cho phép hàng triệu người di dân bất hợp pháp được ở lại Hoa Kỳ, tạo ưu tiên cho những người có nghề chuyên môn và có trình độ học thức hơn là cho nhập cư vì liên hệ gia đình, đồng thời đưa ra những quy định về một chương trình công nhân vào Mỹ làm việc tạm thời.

Bất cứ sự thay đổi nào cũng có nguy cơ hủy bỏ toàn bộ thỏa thuận, vốn được công bố một cách long trọng hôm Thứ Năm nhưng mãi đến chiều tối ngày Thứ Sáu vẫn còn được viết lại.

Bộ Trưởng Thương Mại Carlos Gutierrez, người giúp thương thảo thỏa thuận này, gọi đây là một nỗ lực “rất cân bằng” và cảnh cáo không nên có những sửa đổi làm ảnh hưởng toàn bộ thỏa ước.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Gutierrez nói: “Nếu lấy một điều nào đó ra khỏi thỏa thuận này, người ta sẽ tạo ra vấn đề cho toàn bộ những gì đã đồng ý trong khi cứ nghĩ rằng chỉ sửa đổi một phần nào đó. Chúng ta phải rất cẩn thận khi đề nghị sửa đổi.”

Trong khi Tòa Bạch Ốc và những người khác trong liên minh, gồm cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đang tìm cách thuyết phục dư luận hãy chấp nhận thỏa thuận này, các nhóm với những quyền lợi khác nhau đã bắt đầu đưa ra những nỗ lực nhằm có những thay đổi theo ý của họ.

Tom Snyder, giám đốc đặc trách lãnh vực chính trị của tổ chức UNITE HERE, một nghiệp đoàn của những công nhân ngành dịch vụ, đa số gồm người di dân, nói rằng sẽ chống tới cùng những điều họ không đồng ý.

Thành phần lãnh đạo Thượng Viện Hoa Kỳ đã họp kín để đưa ra chiến lược cho cuộc tranh luận vào tuần tới, với nhiều phần sẽ có việc đảng Dân Chủ tìm cách hủy bỏ hoặc thu nhỏ chương trình làm việc tạm thời và phía Cộng Hòa sẽ tìm cách ngăn chặn không cho người di dân bất hợp pháp được ở lại Hoa Kỳ mà không phải qua thủ tục nạp đơn xin thường trú hoặc quốc tịch. Chủ tịch Thượng Viện, Nghị Sĩ Harry Reid, đảng Dân Chủ, nói rằng ông không biết là liệu dự luật có được Thượng Viện thông qua hay không.

Thỏa thuận này được sự hậu thuẫn của nhiều phía trong một số lãnh vực như cải thiện hệ thống an ninh biên giới và duy trì việc kiểm soát ở sở làm cùng là tìm cách cho khoảng 12 triệu người di dân bất hợp pháp có đường vào quốc tịch.

Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng có những điều gây tranh cãi rất trầm trọng.

Thỏa thuận sẽ cho hàng triệu người di dân bất hợp pháp hiện đang ở Mỹ có quyền được công nhận hợp pháp qua visa loại “Z” có thể được gia hạn nhiều lần. Những người muốn xin vào thường trú và sau đó vào quốc tịch phải chờ đợi lâu và phải trả tiền phạt cùng lệ phí, người chủ gia đình phải trở về nguyên quán để thiết lập hồ sơ. (V.Giang)

NV

Truy tố một cựu sinh viên Berkeley tội ăn gian $160,000 tiền welfare

Truy tố một cựu sinh viên Berkeley tội ăn gian $160,000 tiền welfare
Saturday, May 19, 2007

SANTA ANA, California (NV) - Một cựu sinh viên đại học UC Berkeley bị truy tố tội dùng số an sinh xã hội giả để ăn gian hơn $160,000 tiền trợ cấp xã hội và vay mượn hơn $43,000 tiền nợ học, theo tin Biện Lý Cuộc Quân Cam đưa ra hôm Thứ Sáu.

Vụ án này được xem là vụ án gian lận tiền trợ cấp xã hội lớn nhất tại Quận Cam từ trước đến nay. Laura Bianca Razo, 41 tuổi, bị bắt hôm Thứ Sáu tại nhà ở Anaheim và bị giam với số tiền thế chân được quy định là $500,000, nhưng sẽ phải chứng minh là tiền thế chân đến từ nguồn hợp pháp.

Phiên tòa đầu tiên quy án Razo sẽ diễn ra vào sáng Thứ Hai 21 Tháng Năm. Razo bị truy tố 15 tội danh đại hình, gồm một tội danh giả mạo, một tội danh ăn cắp, một tội danh khai gian tài chánh, và 12 tội danh khai gian hữu thệ.

Theo đơn truy tố của Biện Lý Cuộc, từ năm 1987 tới 2006, bà Razo đã dùng 3 số an sinh xã hội khác nhau. Dùng số giả, bà đã đi xin trợ cấp welfare, xin trợ cấp nhà ở housing, và xin tiền trợ cấp học. Cùng lúc đó, bà đi làm, lãnh lương tiền mặt và giấu số lương này để tiếp tục ăn tiền trợ cấp.

Cũng theo đơn truy tố, bà Razo đã xin được trên $166,000 tiền housing và vay được trên $43,000 tiền nợ học, tới nay chưa trả, để đi học tại Fullerton College và UC Berkeley. (HNV)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=60022&z=75

mercredi 16 mai 2007

Hệ thống y tế Mỹ bị xếp “đội sổ” trong số 5 quốc gia kỹ nghệ giàu có nhất thế giới

Hệ thống y tế Mỹ bị xếp “đội sổ” trong số 5 quốc gia kỹ nghệ giàu có nhất thế giới
Đăng Khoa-Source:AP, May 15, 2007

Y tế Mỹ “bị chê” vì tốn kém nhưng kém hiệu quả.
Photo courtesy: AFP

Cali Today News - Bản phúc trình của Commonwealth Fund công bố hôm thứ ba tuần này ghi nhận hệ thống y tế Mỹ không hiệu năng như nhiều người tưởng. Trái lại, trong số 5 quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới, Mỹ đứng chót. Người dân Mỹ được xem là trả chi phí y tế cao nhất nhưng lại được hưởng chất lượng chăm sóc y tế kém nhất trong nhóm 5 quốc gia công nghiệp hàng đầu là Mỹ, Đức, Anh, Úc và Canada.

Bản báo cáo viết rằng “Hệ thống chăm sóc sức khỏe cuả Mỹ xếp chót bảng trong số 5 quốc gia xét về chất lượng, tiếp cận, hiệu năng, công bằng và kết quả.”
Đứng đầu danh sách là Đức, nơi được xem là có hệ thống chăm sóc sức khoẻ với phẩm chất cao nhất trong khi người dân chi trả thấp nhất trong số 5 quốc gia. Canada chỉ khá hơn Hoa Kỳ có một bực mà thôi.

Khác biệt đáng kể nhất trong hệ thống y tế cuả nhóm 5 quốc gia công nghiệp hàng đầu là chỉ riêng Hoa Kỳ không áp dụng hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân (universal health care)

Trong thời gian gần đây, Quốc Hội, TT Bush và nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như các công ty bảo hiểm đã đồng ý phải cải tổ hệ thống y tế hiện nay với khoảng 45 triệu người dân Mỹ không có bảo hiểm y tế theo con số thống kê chính thức vào năm 2005. Đồng thời kết quả nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau cho thấy tỉ lệ người dân Mỹ không được hưởng dịch vụ y tế phòng ngừa (preventive services) là rất cao trong khi y tế phòng ngừa là một quốc sách tại nhiều quốc gia khác, giúp nâng cao tình trạng sức khoẻ cuả người dân đồng thời giúp giảm chi phí y tế về lâu về dài.

Bản báo cáo cũng ghi nhận có 61% bệnh nhân tại Mỹ nói rằng họ rất khó có được chăm sóc y tế vào ban đêm và cuối tuần, so với 25% cho đến 59% tại các quốc gia khác. Có 84% người dân Mỹ không có bác sĩ chăm sóc y tế thường xuyên và các bác sĩ Mỹ được xem là đạt tỉ lệ thấp nhất về truy cập hồ sơ bệnh lý điện tử cũng như nhận những thông tin cập nhật liên quan đến những khuyến nghị điều trị.

Được biết mức chi tiêu y tế tính trên đầu người tại Hoa Kỳ là $6,102, gấp 2 lần Đức ($3,005). Canada chi $3,165/người/năm trong khi Úc chi $2,876/người/năm và Anh chi $2,546/người/năm.

Đăng Khoa-Source:AP

http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=dc957811d070667e8b7ac5eaad0fe5ea

mardi 15 mai 2007

Hỏi đáp về Medicare 2007

Hỏi đáp về Medicare 2007
Monday, May 14, 2007
NViet

Ðể giúp các vị cao niên và những người thân của họ hiểu rõ về vấn đề bảo hiểm y tế và Medicare, trang Ðời Sống của Người Việt mở thêm mục “Medicare: Hỏi và Ðáp” do Yến Tuyết phụ trách. Là một cộng tác viện thường trực của Người Việt, bà Yến Tuyết còn là một cố vấn của chương trình HICAP- Health Insurance Couseling and Advocacy Program - tạm dịch là “Chương Trrình Cố Vấn và Hỗ Trợ Bảo Hiểm Y Tế thuộc cơ quan Council On Aging”.

Những câu trả lời của chúng tôi trong mục này chỉ có tính cách tổng quát vì mỗi trường hợp cá nhân đều khác nhau. Nếu cần sự cố vấn chi tiết hơn, xin quí độc giả vui lòng gởi câu hỏi đến email tngo@coaoc.org hoặc gọi điện thoại (714) 560-0035.

Hỏi: Tôi sắp 65 tuổi vào tháng 6 này và muốn được biết phải đi đến đâu để xin Medicare và điều kiện được hưởng Medicare như thế nào?

Ðáp:

1/ Ông có thể liên lạc với văn phòng của Sở An Sinh Xã Hội (Social Security Administration) tại địa phương mình cư ngụ để làm đơn xin Medicare. Ba tháng trước ngày sinh nhật 65 tuổi, sở An Sinh Xã hội đã có thể nhận đơn xin Medicare của ông.

Chương trình Medicare là bảo hiểm y tế dành cho những người cao niên từ 65 tuổi trở lên, hoặc những người lớn dưới 65 tuổi mà bị tàn tật. Tùy theo hoàn cảnh từng người mà việc thụ hưởng phúc lợi Medicare có thể khác nhau.

2/ Medicare gồm có hai phần chính là A và B (Part A và Part B). Part A là để giúp trả tiền bệnh viện, Part B là để giúp trả tiền đi bác sĩ và một số các dịch vụ y tế khác. Ngoài ra, còn có part D (phần D) là để mua thuốc theo toa (Prescription Drugs).

- Part A: Một người đã đi làm việc khoảng 10 năm trở lên, số tín dụng mà họ có được là 40 quarters, nên họ đượng nhiên được thụ hưởng phúc lợi phần A mà không phải trả tiền hàng tháng (no monthly premium) cho phần này.

Nếu thời gian đi làm ít hơn là 10 năm và số tín dụng của một người dưới 40 quarters thì họ sẽ phải trả $230 một tháng cho phần A. Còn đi làm dưới 30 quarters thì họ sẽ phải trả $410/ tháng cho phần A này.

- Part B: bất cứ người nào dù lợi tức cao hay thấp, khi nhận được phúc lợi Medicare đều phải đóng một số tiền hàng tháng (monthly premium) là $93.50. (Riêng những người có thêm phúc lợi Medical thì không ở trong trường hợp này).

- Người thụ hưởng Medicare có thể chọn hai chương trình:

1/ Chương trình Medicare căn bản (Original Medicare) thường được gọi là Free For Service, có sự tự do đi bác sĩ và nhà thương nào mà mình chọn, miễn sao Bác sĩ và nhà thương đó có nhận Medicare. Bên cạnh đó, họ phải ghi tên vào một chương trình thuốc (part D) riêng do một số hãng bảo hiểm tư, có ký hợp đồng với Medicare phụ trách và phải trả tiền hàng tháng (premium). Số tiền này cao hay thấp, thay đổi tùy theo chương trình thuốc mà mình chọn mua.

2/ Chương trình Medicare Advantage - thường được gọi là HMO, do các hãng bảo hiểm có ký hợp đồng với Medicare phụ trách. Người thụ hưởng chỉ có thể đi bác sĩ và nhà thương nào ở có ký hợp đồng với hãng bảo hiểm mà mình ghi tên vào mà thôi. Hầu hết các chương trình HMO đều bao trả phần A, phần B và phần D. Người thụ hưởng Medicare ghi tên vào chương trình HMO phần lớn không phải trả tiền premium hàng tháng cho phần D và được hưởng các phúc lợi y tế mà Medicare chấp thuận.

Ngay sau khi nhận được phúc lợi Medicare phần A và B. Ông chỉ có một thời gian đặc biệt khoảng 63 ngày sau đó để ghi tên (special enrollment period) vào chương trình HMO hoặc chương trình mua thuốc riêng part D. Nếu bỏ lỡ thời gian này, ông phải chờ đến thời gian ghi tên hàng năm (general enrollment period) từ 15 Tháng Mười Một đến 30 Tháng Mười Hai để ghi tên vào một trong hai chương trình trên.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=59776&z=3

samedi 12 mai 2007

Bài thuốc bí truyền giúp thơm miệng

Bài thuốc bí truyền giúp thơm miệng


Hôi miệng là một chứng bệnh mặc dù không nguy hiểm nhưng làm cho người bị mắc rất khó chịu. Dù bệnh do nguyên nhân nào đều nên sớm chữa trị, tránh ảnh hưởng đến việc giao tiếp với người khác.


Nhìn từ góc độ Đông y thì đa số các trường hợp hôi miệng là do thấp nhiệt. Là hiện tượng nhiệt khí uẩn tích ở giữa các mô lồng ngực và từ trong miệng xung phát ra. Người trường vị thấp nhiệt, những thức ăn mà họ ăn vào hay bị ứ trệ lại trong dạ dày, tiêu hóa kém, đồng thời dẫn tới hiện tượng chán ăn, nấc cụt, buồn nôn, táo bón, chướng bụng, đau bụng. Ngoài ra bệnh viêm lợi, sưng mưng mủ cũng dẫn tới hôi miệng.

Nói chung bất luận nguyên nhân nào gây ra hôi miệng đều nên sớm chữa trị, nhằm tránh ảnh hưởng đến việc giao tiếp với người khác. Có thể dùng một số bài thuốc sau:


Bài 1: Trúc diệp 9g, thạch cao 30g, bán hạ chế 4g, mạch môn đông 18g, nhân sâm 5g, cam thảo 3g, gạo 8g.

Dùng nước sạch sắc tất cả các vị thuốc trên, uống nước thuốc mỗi ngày 3 lần.

Bài thuốc này dùng cho những người khí âm lưỡng hư kèm vị nhiệt, thường xuyên cảm thấy có một luồng hơi nóng chạy lên trên dọc theo lồng ngực, trong lòng phiền muộn, miệng khô lưỡi ráo, tim hồi hộp, ra mồ hôi lạnh, mất ngủ mệt mỏi, da dẻ sần sùi mà miệng hôi nhiều.


Bài 2: Trầm hương, bạch đàn, vỏ thạch lựu (trái lựu chua), vỏ kha tử, thanh đại, mỗi thứ 9g, đương quy, xuyên khổ luyện, tế tân, hương phụ mỗi thứ 18g; mẫu đinh hương 6g; tro hà diệp 3g; nam nhũ hương 3g; long não, xạ hương mỗi thứ 2g.

Đem long não, thanh đại, nam nhũ hương nghiền nhỏ riêng biệt. Xuyên khổ luyện sắt thành 4 miếng nhỏ sấy khô, tế tân bỏ đọt, sau đó đem tất cả nghiền nhỏ thành bột mịn, trộn đều thành một hỗn hợp.

Mỗi lần dùng khoảng 2g bột thuốc, dùng thuốc đánh răng vào buổi sáng và tối, sau đó dùng nước ấm súc miệng.

Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng cầm máu, khu phong tán hàn, giảm đau, dưỡng huyết, hoạt huyết, làm thơm miệng khử hôi, chắc răng.


Bài 3: Đương quy thân 6g, hoàng liên 5g, sinh địa 12g, đơn bì 6g, thăng ma 6g. Dùng nước sắc tất cả các vị thuốc trên, uống mỗi ngày 1 thang.

Dùng cho những người bị hôi miệng có kèm khát nước, thích uống lạnh, môi đỏ, lở loét miệng lưỡi, lợi sưng đau, chảy máu chân răng, khô miệng ráo lưỡi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác hữu lực. Vì bài thuốc này có tác dụng thanh tuyên vị hỏa, lương huyết dưỡng âm nên có thể chữa vị nhiệt xông bốc lên mà gây ra hôi miệng.



Bài 4: Thạch cao 24g, xích thược 6g, bạc hà 3g, nguyên minh phấn 3g, bạch chỉ 3g. Sắc lấy nước bỏ bã.

Dùng nước thuốc súc miệng thường xuyên.

Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giảm sưng, hoạt huyết giảm đau, lương huyết cầm máu, khu phong trừ hôi miệng.


Theo Thanh Quy

Sức khoẻ & Đời sống
http://www.dantri.com.vn/suckhoe/2007/5/177057.vip

mercredi 9 mai 2007

Tập Thể Dục 75 Phút/ngày Giúp Giảm Cân

Tập Thể Dục 75 Phút/ngày Giúp Giảm Cân
Việt Báo Chủ Nhật, 5/6/2007, 12:30:00 AM
Tập Thể Dục 75 Phút/Ngày Giúp Giảm Cân, Giữ Eo Thon

Theo một cuộc nghiên cứu mới nhất của một chương trình tập thể dục nhằm giảm cân, những người tập thể dục đều đặn, có nhiều hoạt động thể dục mạnh trong một khoảng thời gian lâu dài là những người thành công nhất trong việc giảm cân và giữ cho cơ thể không bị béo phì,
Những người giữ được mức độ tập thể dục mạnh cũng là những người hấp thụ ít lượng calories và mỡ.
Một trong những phương pháp dùng để giảm cân đã được chương trình kể trên thực hành là tập thể dục 75 phút mỗi ngày.
Các nghiên cứu gia cho biết rằng cần có những phương cách để giữ được hoạt động thể dục đều đặn trong một thời gian lâu, như là cần có sự nhắc nhở của những người xung quanh, hoặc là từ sách báo.
Có thể tìm đọc thêm về vấn đề này trong tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, số tháng 4 năm 2007

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=107236

Xanh Chữa Được Bệnh Viêm Khớp

Xanh Chữa Được Bệnh Viêm Khớp
Việt Báo Chủ Nhật, 5/6/2007, 12:30:00 AM
Giới Khoa Học Mỹ: Trà Xanh Chữa Được Bệnh Viêm Khớp
WASHINGTON (UPI) - Bản tin dưới đây có thể giúp ích cho những người bị bệnh viêm khớp.
Theo một cuộc nghiên cứu vừa được trường đại học Michigan Health System thực hiện, trà xanh có thể giúp chữa bệnh viêm khớp.
Một kháng thể chống viêm nhiễm tiết ra từ trà xanh - gọi là epigallocatechin-3-gallate - có thể ngăn ngừa việc sản xuất ra những chất từ hệ thống miễn nhiễm; những chất này góp phần gây nên chứng viêm và phá hoại các khớp xương của những người bị bệnh viêm khớp.
Cuộc nghiên cứu này được phổ biến tại hội nghị Thực Nghiệm Sinh Học 2007 ở Washington.
Chất kháng thể tiết ra từ trà xanh kể trên còn có tác dụng ngăn ngừa các khớp xương của những người bị bệnh viêm khớp tiết ra các chất gây viêm khớp.
Salah-uddin Ahmed, tác giả hướng dẫn cuộc nghiên cứu, cho biết: "Công cuộc nghiên cứu này của chúng tôi là một bước tiến đầy triển vọng trong việc tìm kiếm các phương phát chữa trị chứng phá huỷ khớp xương của bệnh thấp khớp."

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=107234

Coi Chừng Muối

Coi Chừng Muối
NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH, DVM . Việt Báo Thứ Hai, 5/7/2007, 12:02:00 AM

Máy đo huyết áp

Muối là một chất rất cần thiết cho sự sống của con người. Hầu như trong tất cả mọi bữa cơm, dù chay hay mặn, đều có sự hiện diện của muối trong thức ăn. Muối cũng xâm nhập cả vào lãnh vực văn chương bình dân truyền khẩu của văn hóa Việt Nam, như “cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư’’ (giáo dục con cái) hay “Miệng ăn mắm ăn muối, đừng có nói bậy bạ không nên’’ (có tính cách dị đoan, sợ đụng chạm đến thánh thần) hoặc bình dân hơn thì: “còn trẻ quá mà tóc đã điểm muối tiêu rồi!” (có người dám nói là tại gì xấu máu) và chót hết là “Ông chủ tao đã đi bán muối rồi’’ (tức là ổng đã đi tàu suốt về bên kia thế giới). Trong chuyện bếp núc thì có muối mè, muối tiêu, muối ớt, muối sả, hột vịt muối, cà muối, v.v…Còn có khát nước thì làm bậy một ly nước đá chanh muối cũng đã lắm. Muối giúp cho món ăn bớt nhạt nhẽo, tăng khẩu vị và dễ bắt cơm hơn, nhưng trớ trêu thay ngày nay khoa học cho biết muối cũng là đầu mối của nhiều vấn đề sức khỏe…có thể làm chết người.

* Muối và sức khỏe

Con người ta sống được là nhờ có muối, nói đúng ra là nhờ chất sodium trong muối...Sodium rất thiết yếu trong việc điều hòa và giúp thể dịch trong cơ thể được giữ ở một mức độ thích nghi. Sodium cũng còn dự phần trong các hoạt động biến dưỡng như giúp vào hoạt động dẫn truyền mệnh lệnh thần kinh, hấp thụ dưỡng chất của tế bào và co thắt của các cơ. Nhu cầu về muối thay đổi tùy theo tuổi tác, trọng lượng cơ thể, nếp sinh hoạt và cũng tùy theo sức khỏe của mỗi người. Ở người có sức khỏe bình thường, sự thặng dư sodium được thận loại bỏ ra ngoài theo nước tiểu. Ở một số người khác có tính nhạy cảm với muối, thì sự loại bỏ sodium như vừa kể không mấy dễ dàng nên tỉ lệ chất nầy không ngừng gia tăng lên mãi kéo theo hiện tượng giữ nước trong gian bào và trong máu.

Để thích nghi với sự gia tăng của một khối lượng máu quá lớn, tim phải làm việc nhiều hơn và mạnh hơn đồng thời hệ thống mạch máu phải giãn nở thêm hơn. Áp lực lưu thông của máu trong huyết quản nếu vượt qua một giới hạn nào đó sẽ được xem là hiện tượng cao máu (hypertension). Khi đo huyết áp, ở người bình thường giới hạn tối đa không nên vượt qua là 140/90. Đối với những người đang bị bệnh tiểu đường thì giới hạn tối đa là 130/80. Trong các trường hợp huyết áp động mạch có vẻ cao hơn bình thường thì bạn cần phải đi khám bác sĩ.

Khoa học gọi hiện tượng cao máu là kẻ giết người thầm lặng (tueur silencieux, silent killer) vì lẽ nó giết ta một cách thật âm thầm, bất ngờ mà không báo hiệu ra một triệu chứng gì trước đó cả. Tuổi tác càng cao thì sức đàn hồi của động mạch lại càng giảm vì vậy bệnh cao máu càng dễ xuất hiện, rất nguy hiểm vì có thể gây ra tai biến mạch máu não (stroke, accident vasculaire cérébral AVC).

Tất cả các nhà khoa học trên thế giới đều chỉ đích danh sự thặng dư muối như là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh cao huyết áp động mạch. Để theo dõi huyết áp của mình một cách thường xuyên, bạn có thể mua một cái máy để mỗi ngày tự đo lấy huyết áp của mình. Bạn cũng có thể ghé vào bất kỳ những pharmacies lớn nào tại Hoa Kỳ hay Canada để nhờ họ đo giùm. Dịch vụ nầy hoàn toàn miễn phí!.

Các loại sodium

Muối (chlorure de sodium) dùng để nêm nếm thức ăn tức muối bọt, chỉ chiếm có một phần nhỏ trong tổng số lượng sodium thật sự được sử dụng, số còn lại bao gồm sodium hiện diện một cách tự nhiên trong thực vật rau cải, trái cây và cuối cùng là các loại sodium khác, không ở dưới dạng muối, được sử dụng để pha trộn vào thực phẩm biến chế. Mục đích chính là để giúp gia tăng phẩm chất, hương vị, màu sắc và để việc tồn trữ được kéo lâu dài hơn. Ngoài việc sử dụng muối để bảo quản, sodium còn giúp sản phẩm tăng tính giữ nước và thêm cân. Đây là hiện tượng thường thấy trong kỹ nghệ sản xuất thịt nguội (charcuterie) thí dụ như saucisse, jambon, v.v...

Sự kiện thực phẩm công nghiệp có chứa nhiều muối như pizza, chip, BigMac, Gà KFC, đậu phọng rang, v.v…cũng khiến người tiêu thụ dễ bị khát nên có khuynh hướng cần phải uống nước và đương nhiên giúp nhà hàng tăng số bán các loại nước ngọt như Coke, Pepsi, Seven Up...Các loại muối sodium nầy được gọi là muối ẩn (caché, hidden) rất nguy hiểm vì chúng ta không thể thấy chúng được. Đó là Nitrite de sodium và erythorbate de sodium (dùng trong kỹ nghệ thịt nguội để ướp lạp xưỡng, saucisse, jambon, hot dog, nem…), Bicarbonate de sodium còn gọi là baking powder (men, bột nổi để làm bánh), Phosphate de sodium, Benzoate de sodium (trong trái cây khô), Citrate de sodium (trong các loại đồ hộp), Propionate de sodium (giúp bánh mì không bị mốc meo) và chót là Monosodium glutamate (MSG) mà chúng ta quen gọi là bột ngọt...Sản phẩm có chứa muối sodium nhưng ăn lại không thấy mặn. Chết người là chỗ đó!

* Những chất gì có thể thay thế được muối?

Trên thị trường cũng có một số sản phẩm có thể được dùng để thay thế muối ăn (Salt substitute) vì chứa rất ít hoặc không có chứa sodium gì hết. Thông thường thì những sản phẩm loại này lại chứa quá nhiều potassium nên không mấy thích hợp cho một số người.

* Thức ăn nào có chứa nhiều sodium?

Hầu như thức ăn, thức uống nào cũng có chứa ít nhiều sodium hết. Sodium có trong thịt, thịt nguội charcuterie (jambon, saucisse), thịt bacon, lạp xưỡng, tôm cá, trong đồ conserve, các lon súp, các lon rau đậu, các lon nước ép trái cây như tomato juice, cocktail aux légumes V8, Clamato, trong thức ăn đông lạnh frozen meals, plats cuisinés, trong các loại fast food (pizza, hamburger, Gà KFC, McCroquettes…), trong tất cả các loại chip, mì gói, trong sữa, bơ, margarine, fromage, trong nước khoáng (mineral water) như Vichy celestin, cải chua choucroute (sauerkraut) và cả trong rau quả chẳng hạn như celeri...

Đối với các món ăn VN, món ăn nào mặn là có nhiều muối tức phải chứa nhiều chất sodium rồi, chẳng hạn như tương, chao, miso, nước tương, dầu hào, nước mắm, các loại cá khô, cá mặn, tép rang, tôm kho Tàu, tôm khô, khô bò, dưa mắm, các loại mắm như mắm nêm, mắm ruốc, mắm ruột, mắm kho, mắm chưng, bún mắm, thịt kho cá kho, cua rang muối, hột vịt muối, xoài tượng chấm nước mắm đường, v.v…

* Ăn nhiều sodium: hãy coi chừng!

Ở những người có sức khỏe bình thường thì cơ thể tự điều hòa lượng sodium sử dụng bằng cách thải bớt ra ngoài qua mồ hôi, qua nước tiểu và qua phân. Đối với một số người khác, sự thặng dư sodium sẽ có hại cho tim thận, cũng như làm tăng huyết áp động mạch và có thể dẫn đến tai biến mạch máu não rất nguy hiểm…Tiêu thụ quá nhiều sodium sẽ kéo theo mất mát calcium qua thận và có thể dẫn đến tình trạng loãng xương (osteoporosis) và có nguy cơ dễ bị gãy xương.

Ngược lại, một tình trạng thiếu sodium rất hiếm thấy xảy ra do vấn đề ăn uống thiếu thốn. Thiếu sodium sẽ làm cho cơ thể bị mất nước (deshydratation). Sự kiện này có thể thấy xảy ra trong trường hợp xuất mồ hôi quá nhiều, bị tiêu chảy lâu ngày, hoặc do ói mửa dữ dội. Ngoài ra việc uống quá nhiều thuốc lợi tiểu (diuretic) để mong giảm cân cho ốm cũng dễ đưa đến tình trạng cơ thể bị thiếu sodium...Di truyền cũng có thể là một nguyên nhân gây ra huyết áp cao.

Người ta ước lượng có từ 10 đến 30% dân số Bắc Mỹ có mang sẵn trong người gène cao máu. Một số nhà khoa học thì cho rằng sodium không phải là nguyên nhân trực tiếp của vấn đề làm cao huyết áp. Nó chỉ làm trầm trọng thêm các yếu tố khác liên hệ với bệnh lý này mà thôi. Ngoài muối ra, một số yếu tố khác như thuốc lá, nếp sống ù lì ít vận động, béo phì, stress cũng ảnh hưởng đến việc làm tăng huyết áp động mạch. Tháng tư, 2007 vừa qua tạp chí Hypertension có đăng tin một nhóm khảo cứu gia thuộc Đại học Bristol Anh Quốc qua thí nghiệm trên chuột đã nhận diện được nguyên nhân gây hiện tượng gia tăng huyết áp. Đó là protein Junctional Adhesion Molecule-1 (JAM-1)...JAM-1 được tìm thấy trong lớp tế bào endothelium, tức các tế bào lát trong lòng các mạch máu não bộ. Sự kiện khá đặc biệt là JAM-1 có tác dụng giam giữ các bạch huyết cầu, gây nên tình trạng viêm sưng (inflammation) não, cản trở việc lưu thông máu và giới hạn nguồn cung cấp oxy trong đầu. Với khám phá quá mới mẻ nầy, các nhà khoa học nghĩ rằng trong tương lai phương cách trị liệu bệnh cao máu có thể sẽ được duyệt xét lại.

Vậy các bạn hãy cẩn thận. Ăn mặn quá có hại cho sức khỏe. Cơ quan American Heart Association khuyến cáo mọi người nên giảm số lượng muối dùng hằng ngày, không nên vượt quá một muỗng cà phê (5,5gr) tương đương với 2400mg sodium (muối chứa 40% sodium và 60% chlore). Trong thực tế, chúng ta tiêu thụ nhiều gấp bội số lượng trên.

Tại Canada luật bắt buộc nhà sản xuất phải trộn thêm 0,01% iode (iodure de potassium) vào muối bán để ngừa bướu cổ (goiter, goỵtre) do tình trạng tuyến giáp trạng thiếu iode gây ra.

* Chế độ ăn kiêng, ít muối, ít sodium

Những ai đang có vấn đề tim mạch, huyết áp cao, thận yếu hoặc đang bị tiểu đường thì nên cẩn thận trong việc ăn uống. Không nên ăn mặn quá, quên muối luôn càng tốt. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê ra các chế độ ăn kiêng thích hợp.

Trong thực tế, tại Canada và Hoa Kỳ luật bắt buộc nhà sản xuất phải nêu rõ số sodium chứa trong sản phẩm. Nhãn hiệu dinh dưỡng Nutrition Facts ghi trên sản phẩm có thể giúp chúng ta có một ý niệm về sodium trong món hàng. Nếu bạn muốn tính ra số lượng muối thì phải lấy số lượng sodium và nhân cho 2,5. Thí dụ 500mg sodium X 2,5= 1250mg muối (hay 1,25g), và nhớ rằng đây chỉ là số lượng sodium của một phần chuẩn (par portion, per serving size) mà thôi. Ăn càng nhiều thì số lượng muối càng tăng!

Tại Cadana, những nhãn hiệu sau đây có nghĩa là gì?

Cơ quan Kiểm tra thực phẩm Canada (CFIA), thông qua luật về nhãn hiệu đã quy định rõ rệt những từ ngữ được cho phép ghi trên bao bì, thí dụ:

*SANS SEL AJOUTÉ ou NON SALÉ: Không có thêm muối vào thức ăn. Các nguyên liệu sử dụng cũng không có chứa một lượng sodium nào đáng kể hết.

*FAIBLE TENEUR EN SEL ou EN SODIUM ou HYPOSODIQUE: Thức ăn chứa 50% muối (hay sodium) ít hơn sản phẩm bình thường và cũng không thể có hơn 40mg sodium cho 100g (nếu là cheddar cheese) cũng như không thể có hơn 80mg sodium cho 100g nếu là thịt hay cá. Được kể như sản phẩm để ăn kiêng (diète).

*SANS SEL ou SANS SODIUM: Không chứa hơn 5mg sodium cho 100g sản phẩm. Đây là loại thực phẩm chứa ít muối, ít sodium nhất.

* Muối, một vấn đề lo nghĩ của nhiều quốc gia

World Action on Salt and Health (WASH) là một tổ chức quốc tế quy tụ trên 200 chuyên gia đến từ 48 quốc gia đã thực hiện một cuộc điều tra về hàm lượng muối của 30 sản phẩm giống nhau được bán trong các hệ thống siêu thị và nhà hàng Fast food trên khắp thế giới. Riêng đối với Canada, kết quả thật đáng ngại vì có nhiều món hàng cho thấy có chứa một hàm lượng muối 17 lần nhiều hơn sản phẩm đồng loại bán ở các xứ khác.

Thủ phạm bị nêu đích danh, đó là Kellog’s, Burger King và McDonald’s (Le Peril blanc, Protégez Vous, No Mai 2007). WASH cho biết vấn đề muối không phải chỉ thuần túy giới hạn ở các món như hamburger, khoai Tây chiên hoặc vài loại céréale đâu, nhưng theo họ nguồn sodium quan trọng và đáng ngại nhất xuất phát từ các loại thịt nguội (charcuterie), thịt biến chế, chip, bánh biscuit, crackers, craquelins, bánh mì khô (biscottes), thức ăn làm sẵn đóng hộp (plats cuisinés), các loại sauces, soupe lon, bột pha thành soupe, nói chung là trong các loại thực phẩm biến chế công nghiệp. Coi chừng, có khi một thức ăn giàu sodium không nhất thiết là phải có vị mặn lúc ăn vào đâu. Sodium có thể thấy trong bánh mì, trong các thỏi cớm céréale (barres tendres, chewy granola bars) và thậm chí…có thể thấy cả trong cà rem nữa (alginate de sodium).

Nhiều quốc gia trong khối Liên Hiệp Âu châu đã ý thức rằng sự thặng dư muối là một vấn đề y tế công cộng quan trọng...Tại Finlande, sự can thiệp của chính phủ vào vấn đề muối từ những năm 1970 đến cuối những năm 1990 đã làm cho sự tiêu thụ muối giảm xuống còn 30%...Ở Anh quốc, cơ quan Food Standards Agency năm 2003 đã tung ra chiến dịch nhằm kích động giới kỹ nghệ hạn chế lượng sodium trong một số mặt hàng chẳng hạn như trong các lon súp, rau cải đóng hộp, bánh mì và fromage. Mục đích chính của chiến dịch nhằm cắt giảm 1/3 số muối tiêu thụ ở mỗi người dân Anh xuống để không được vượt quá giới hạn 6gr/ngày...Tại Pháp, cơ quan Agence Francaise de Sécurité Sanitaire des Aliments cũng rất quan tâm đến vấn đề muối trong các sản phẩm bán trên thị trường. Năm 2002 chính phủ Pháp đã đặt ra một chương trình nhằm giảm thiểu sự tiêu thụ muối ở người dân xuống 20% trong vòng năm năm...Tại Canada, dù rằng mối nguy cơ của muối đã quá rõ rệt rồi nhưng bộ luật Loi sur les Aliments et Drogues vẫn không xem muối như một chất phụ gia (food additive) nên không ấn định hàm lượng tối đa sodium dùng trong thực phẩm. Muối chỉ được xem như là một nguyên liệu bình thường mà thôi.

* Kết luận

Hình như dân VN mình có thói quen ăn rất mặn. Không biết có phải đây là nhu cầu tự nhiên của các dân tộc ở những xứ nóng, nhất là đối với những người lao động nặng nhọc thường hay bị đổ mồ hôi nên mất nhiều sodium hay không? Ngày xưa lúc còn nhỏ chúng ta cũng thường hay nghe người lớn nói là ăn mặn cho chắc da, chắc thịt, cho khỏe đó sao?

Muối, đường và mỡ là ba vấn đề quan trọng mà không ai lại có thể thờ ơ được. Đây cũng là mối lo ngại chính yếu của những người lớn tuổi lúc ăn uống. Đối với một số người kể cả người viết, thói quen ăn mặn cũng không dễ gì một sớm một chiều mà bỏ đi được. Thôi thì chúng ta hãy cố gắng ráng bỏ bớt muối được chừng nào tốt chừng đó... Bạn có đồng ý với tôi không?

Tham khảo:

- Sodium: Are you getting too much? MayoClinic.com

- Normand K Hollenberg, MD, PhD: The influence of dietary sodium on blood pressure. The Journal of the American College of Nutrition, vol 25, no9003, 2006.

- Rémi Maillard: Le Péril Blanc. Protégez-Vous, no mai, 2007.

- Hidefumi Waki et al: Junctional Adhesion Molecule-1 Is Upregulated in Spontaneously Hypertensive Rats. Evidence for a Prohypertensive Role Wthin the Brain Stem. Hypertension, April 9, 2007.

- Blood pressure is «in the brain». BBC News, 15 April, 2007.

Montreal, May 05, 2007

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=107282

Mỹ Có Thuốc Chận Ung Thư, Giúp Kéo Dài Cuộc Sống Người

Mỹ Có Thuốc Chận Ung Thư

Việt Báo Chủ Nhật, 5/6/2007, 12:30:00 AM
Mỹ Có Thuốc Chận Ung Thư, Giúp Kéo Dài Cuộc Sống Người

Bài báo kể lại câu chuyện của Barbara Derenowski đã phát bệnh đột ngột khi vừa sắp xếp hành lý cho chuyến du lịch Hawaii tháng Năm. Bà bước vào nhà bếp và được phát hiện ra sau đó không còn có thể nói được nữa. Đó là bà y tá 68 tuổi đã nghỉ hưu, được kết luận bị đột quỵ thình lình. Bà vẫn bình tĩnh khi được chồng đưa vào bệnh viện địa phương ở Surprise, Arizona. Bà được chụp hình để chữa trị và người ta phát hiện ra bà bị bướu trong não và thông thường căn bệnh này làm người bệnh chết trong vòng một năm.

Sau đợt chữa trị, bà được các bác sĩ cho biết chỉ có thể sống được 6 tháng thôi. Mẹ của bà cũng chết vì bướu não ở tuổi 45, chỉ 5 tháng sau khi phát hiện bệnh. Bà được xác định rằng nếu không giải phẫu thì không còn có phương pháp nào để chữa trị căn bệnh của mình. Tuy vậy, con gái của bà Barbara, một phóng viên làm tin truyền hình biết có nhiều cách đã được áp dụng tại Trung Tâm Ung Thư Anderson của trường Đại Học Texas ở Houston, giúp người bệnh tự chống chọi căn bệnh bằng hệ thống nội tại của cơ thể, tự tấn công các khối u.

Đây là phương pháp đã được chứng minh hiệu nghiệm hồi năm ngoái, không phải là thuốc trị liệu của Merck & Co.'s Gardasil, nhằm cắt đứt hoạt động của vi khuẩn gây nên ung thư. Một số kinh nghiệm cho thấy không có thuốc nào kéo dài sự sống nếu không làm nhỏ lại các khối u. Và các nhà khoa học đã điều chế được loại thuốc có thể làm thu nhỏ khối u, một biện pháp đo lường hiệu quả của thuốc chống ung thư. Năm ngoái, công ty Antigenics Ind (AGEN) đưa ra thị trường loại thuốc chích chữa ung thư, nhãn hiệu Oncophage đã được cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ FDA công nhận trong năm nay.

Trong Tháng Tư, 16 nhà nghiên cứu của trường University of California tại San Francisco phúc trình rằng loại thuốc có tên là Oncophage sản xuất một loại tác nhân miễn nhiễm ở 12 người bệnh được điều trị ở bệnh viện và họ đã sống trung bình thêm 4 tháng so với bình thường. Đứng đầu cuộc nghiên cứu này là tiến sĩ thần kinh Andrew Parsa nói rằng ông không nghi ngờ gì nữa việc các bệnh nhân ung thư thận đã được cứu sống nhờ loại thuốc chích này.

Trên 60 liều thuốc đã được thử nghiệm với người và ít nhất mười người ở bệnh viện đang điều trị ung thư trong giai đoạn cuối đã được thử nghiệm. Ngày 3-4, Công ty Cell Genesys phúc trình rằng có 22 bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến đã được sử dụng thuốc chích GVAX, sống thêm khoảng 35 tháng nữa, so với 19 tháng được chữa trị bằng phương pháp thông thường. Quan trọng hơn cả là FDA đã quyết định chấp nhận loại thuốc chữa ung thư tuyến tiền liệt đầu tiên này vào ngày 15-5 tới, nhãn hiệu Provenge của tập đoàn Dendreon.

Barbara là một bệnh nhân đã tham gia việc thử nghiệm loại thuốc chích do Celldex Therapeutics Inc. sáng chế, có tác dụng phá hủy các tác nhân cấu thành tế bào ung thư. Bà đã được chích mũi đầu tiên trong Tháng Tám, và năm ngày sau được hóa trị một liều lớn. Bà báo tin vui: 'Kết quả chụp hình MRI mới nhất cho thấy khối u của tôi không phát triển' và nay thì bà và chồng đang chuẩn bị cho chuyến đi Hawaii vào Tháng Năm này
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=107237

vendredi 27 avril 2007

Quấy Nhiễu Tình Dục Do Người Thân

Câu Chuyện Thầy Lang: Quấy Nhiễu Tình Dục Do Người Thân

BÁC SĨ NGUYỄN Ý-ĐỨC . Việt Báo Thứ Sáu, 4/27/2007, 12:02:00 AM

Trong tình nghĩa vợ chồng, “tương kính như tân” là một trong những điều kiện căn bản để mang lại hạnh phúc gia đình.

Tuy nhiên, nghiên cứu xã hội học cho thấy, tại rất nhiều gia đình, sự tương kính không những không có mà còn thường xuyên xẩy ra các hoàn cảnh “bạo hành, lạm dụng hôn nhân”. Chẳng hạn như đánh đập, ép buộc tình dục...

Tình dục là sự ham muốn, đòi hỏi về quan hệ tính-giao được diễn tả, thực hiện bằng lời nói và sự giao hợp. Thỏa mãn tính dục thường thường là do sự đồng thuận giữa hai người, nhưng nhiều khi cũng do áp bức, ép buộc.

Ước lượng cho thấy, lạm dụng tình dục giữa hai đối tượng thân-tình (intimate partner sexual abused) xẩy ra từ 25-35% các trường hợp và thấy ở mọi chủng tộc, giai tầng xã hội, phái tính. Tỷ lệ lạm dụng nhiều như nhau trong quan hệ đồng tính hoặc dị tính.

Mặc dù 95% người bị lạm dụng là nữ và người áp đặt tình dục là nam giới, nhưng trường hợp ngược lại không phải là không có.

Theo Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, tại quốc gia này, 25% phụ nữ cho hay họ bị chồng, bạn đường cũ hoặc người hẹn hò lạm dụng thể xác và tình dục một vài lần trong cuộc đời, 40% người nữ bị ép buộc tình dục và mang thương tích. Cũng theo Bộ này, hàng năm, có khoảng 1.5 triệu người nữ bị người bạn đường hãm hiếp

Tại Anh mỗi năm có 120 người vợ bị chồng bức tử sau khi đơn phương thỏa mãn dục tình.

Tại Na Uy, 25% phụ nữ sống với người bạn đường đều đã từng bị người này hãm hiếp hoặc lạm dụng thể chất.

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tại một số quốc gia, một trên bốn người nữ bị lạm dụng tình dục tại gia và hầu như 1/3 em gái cho hay là đã bị cưỡng hiếp bởi người thân trong gia đình.

Lạm dụng có nhiều hình thức. Có thể là hiếp dâm, loạn dâm trong quan hệ quen biết, người tình và cả quan hệ vợ chồng.

Lạm dục tình dục xảy ra cho cả trẻ em lẫn người già. Ví dụ môt số phụ nữ lớn tuổi ở nhà dành riêng cho người cao niên hoặc người tàn tận đã bị hãm hiếp bởi nhân viên có nhiệm vụ chăm sóc tắm rửa cho họ. Đại học Ohio mới đây đã thực hiện một thăm dò với 370 cụ bà trên 65 tuổi sống tại một hệ thống chăm sóc y tế. Kết quả cho thấy 4% các cụ cho hay đã bị lạm dụng tình dục trong vòng 5 năm vừa qua.

Lạm dụng tình dục cũng có thể ở hình thức nhẹ như nhìn trộm ổ khoá, xem lén khi người khác phái đang tắm.

Đây là một vấn đề phức tạp, quan trọng và cũng có thể thấy xảy ra trong cộng đồng người Việt mình.

Trong bài này chúng tôi chỉ nêu ra một vài khái niệm căn bản. Rất mong các nhà chuyên môn khai triển thêm để giảm thiểu sự lạm dụng này tại các gia đình có truyền thống hài hòa, thuận vợ thuần chồng của người Việt trong ngoài nước.

Thế nào là áp chế tình dục?

Cưỡng ép tình dục có thể là:

1-Hành động tình dục

Đó là sự xâm nhập, dù ở bên ngoài, của cơ quan sinh dục nam vào cơ quan sinh dục hoặc hậu môn nữ; tiếp cận giữa miệng và cơ quan sinh dục nam, cửa mình hoặc hậu môn nữ; sự đưa tay hoặc đưa một vật vào hậu môn, cửa mình người nữ.

-Lạm dụng tình dục qua sờ mó

Sự chủ ý, trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo, sờ mó tới cơ quan sinh dục, hậu môn, háng, ngực, phía trong đùi, mông của bất cứ người nào mà họ không muốn hoặc những người không ý thức được ý đồ xấu của sự sờ mó để có thể phản đối, khước từ. Chẳng hạn trường hợp một người đang suy nhược bệnh hoạn, đang mê man dưới tác dụng của rượu, thuốc cấm hoặc bị đe dọa, cưỡng ép.

3-Hành hạ tình dục

Sự bạo hành tình dục được phân chia ra làm ba nhóm:

-Dùng sức mạnh để bắt ép người khác tham gia vào sự giao hợp ngoài ý muốn của họ, dù hành động đó có hoàn tất hoặc dở dang.

-Một cố gắng hoặc đã hoàn tất hành động tình dục nhắm vào người mà họ không có khả năng hiểu về bản chất của hành động tình dục, không chối từ tham gia hoặc nói lên sự không muốn tham gia vào hành động tình dục. Chẳng hạn một người đang suy nhược bệnh hoạn, đang mê man dưới tác dụng của rượu, thuốc cấm hoặc bị đe dọa, cưỡng ép. Cũng có khi là môt người bị bệnh tâm thần không ý thức đuợc việc bị người khác hãm hiếp

-Tiếp xúc tình dục một cách bất lương, tồi tệ

4-Đe dọa bạo hành thể xác hoặc tình dục

Dùng lời nói, cử chỉ hoặc vũ khí để nói ra ý định gây tử vong, thương tích hoặc gây thiệt hại tới cơ thể. Kể cả sự dùng lời nói, cử chỉ hoặc vũ khí để nói lên ý định ép buộc người khác vào hành động tình dục hoặc tiếp xúc tình dục tồi tệ khi người này không muốn hoặc không đồng ý. Thí dụ như nói “Tôi sẽ giết cô”, “Đập cho một trận nếu không chịu ngủ với tôi”; giơ vũ khí ra để đe dọa, đưa tay về phía ngực hoặc cơ quan sinh dục người ta.

Nguyên nhân đưa tới lạm dụng

Có nhiều yếu tố đưa tới lạm dụng tình dục trong gia đình

-Đã có một thời kỳ, quan niệm “Chồng chúa vợ tôi”, “xuất giá tòng phu” được một số người mang ra áp dụng tại nhiều quốc gia cũng như tại quê hương mình. Người chồng tự coi như chúa tể trong gia đình, quyết định mọi việc, kể cả quan hệ tình dục vợ chồng. Người vợ chỉ cắn răng chịu đựng, tuân hành. Nếu không tuân theo, thì người chồng lấy uy quyền mà ép buộc.

-Tại một số quốc gia, có một “huyền thoại về hãm hiếp”, tin tưởng rằng người đàn bà đáng được hoặc có phúc lợi khi bị hoặc được lạm dụng tình dục.

-Người chồng mất nhân tính, nghiện ngập cờ bạc, lạm dụng vợ.

-Có chuyện bất hòa giữa vợ chồng và người vợ không hợp tác trong quan hệ tình dục. Người chồng có nhu cầu sinh lý và ép buộc để thỏa mãn nhu cầu này.

-Không có thông cảm đối thoại giữa hai vợ chồng.

-Xã hội không cung cấp các dịch vụ giúp đỡ nạn nhân, thủ tục pháp lý phiền phức kéo dài, thiếu nhân viên công lực can thiệp.

Hậu quả của ép buộc tính dục

Hậu quả có thể là thương tích thể chất hoặc tinh thần. Sự lạm dụng do người thân đưa đến hậu quả trầm trọng hơn là do người lạ gây ra. Lý do là sau khi bị cưỡng hiếp, nạn nhân vẫn tiếp tục sống chung với người hung bạo, vẫn luôn luôn sống với dưới đe dọa bị hành hạ.

Thương tích thể chất như vết rách trầy nơi cơ quan sinh dục và hậu môn, đau khung xương chậu, đau lưng, nhức đầu, gẫy xương, rối loạn tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, ói mửa, mệt mỏi...Trong lâu dài, nạn nhân sẽ có nhiều rủi ro bị nhiễm HIV/AIDS, nhiễm virus viêm tử cung, ung thư cổ tử cung, có khó khăn sinh đẻ, xuất huyết cơ quan sinh dục, xẩy thai, sợ hãi không dám có thai...

Về tinh thần, nạn nhân rơi vào tình trạng hốt hoảng, lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống, ngủ nghỉ, hay quên, kém tập trung, dùng thuốc rượu để quên sầu, có khó khăn quan hệ tình dục, không tin tưởng ở đàn ông, sợ hãi quan hệ thân mật, có ý nghĩ quyên sinh kết liễu đời mình.

Về phương diện xã hội, nạn nhân rơi vào tình trạng cách biệt với mọi người, ít được tiếp nhận giúp đỡ, có quan hệ khó khăn với giới cung cấp dịch vụ y tế và chủ nhân tại nơi làm việc.

Ngoài ra, hậu quả kinh tế của sự lạm dụng tình dục cũng khá quan trọng. Theo Cơ quan Kiểm soát Bệnh Hoa Kỳ (CDC), ngân sách quốc gia vào năm 2003 chi ra tới hơn 400 triệu mỹ kim để chăm sóc điều trị nạn nhân bị hãm hiếp. Người bị hãm hiếp cũng giảm khả năng làm việc rất nhiều.

Theo Women’s Rights Network, Hoa Kỳ, 36% phụ nữ bị chồng lạm dụng sợ rằng họ sẽ thiệt mạng trong khi bị cưỡng hiếp.

Trong khi bạo hành tình dục xẩy ra giữa cha mẹ, thì con cái cũng có thể bị đối xử xấu hoặc tổn thương cả thể chất lẫn tâm hồn.

Tại sao nạn nhân không khai báo, tìm giúp đỡ?

-21% nói họ sợ người bạo hành sẽ tái lạm dụng, đánh đập nếu họ khai báo

-20% nói chỉ có một lần lạm dụng hoặc lạm dụng nhỏ

-16% nói họ quá xấu hổ để nói ra hoặc muốn coi đó là chuyện gia đình không nên nói ra.

-13% nói là dù có khai báo với cảnh sát, họ cũng chẳng can thiệp, giúp đỡ.

Nhiều người nữ còn có mặc cảm là vì mình có những khiếm khuyết nào đó về cơ thể nên mới đưa tới sự lạm dụng của người chồng.

Trong thực tế, cũng chỉ có rất ít người lạm dụng tình dục bị pháp luật trừng phạt, sau những thủ tục xét xử kéo dài, khiến nạn nhân nản chí, thất vọng.

Trường hợp người nam bị lạm dụng thì lại càng ít được khai báo, tiết lộ.

* Kết luận

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về quyền của người phụ nữ tại khắp mọi quốc gia, sự bạo hành đối với phụ nữ này vẫn tồn tại. Lý do là tại nhiều quốc gia, vẫn còn quan niệm cho rằng sự ép buộc người đàn bà là chuyện có thể chấp nhận được. Pháp luật tại nhiều nơi cũng không xét xử những hành động lạm dụng như vậy. Do đó người bị lạm dụng ít khi nói ra hoặc tìm kiếm giúp đỡ từ cơ quan công lực.

Ngay tại các quốc gia tiến bộ, lạm dụng do người thân gây ra vẫn tồn tại và được che dấu. Do đó sự lạm dụng chưa được tìm hiểu cặn kẽ và không có nhiều kết quả nghiên cứu.

Hành động lạm dụng tình dục này không phải vì yêu thương, mà chỉ để thỏa mãn nhục dục cá nhân. Đây cũng là một hình thức để kiểm chế và tạo ra tình trạng bất an tinh thần và tổn thương thể xác cho đối tượng.

Bạo lực xã hội này cần phải được loại bỏ.

Texas-Hoa Kỳ

Học đường vấy máu

Học đường vấy máu
Định Nguyên
“… Mọi người đều có tự do, nhưng mục đích sử dụng tự do của người lương thiện và kẻ bất lương hoàn toàn khác nhau …”



Phạm Đỉnh:Sự việc tại Virginia Techs là một bi kịch xã hội và của cá nhân Cho Seung-Hui. Đằng sau tấn bi kịch kia là cái nền “văn hoá súng đạn”. Chuyện “văn hoá súng đạn” không phải là một việc riêng của nước Mỹ. Đó là một nan đề chính trị - xã hội mà một chính quyền biết đặt quyền lợi và phúc lợi của người dân cần phải đề ra các giải quyết thoả đáng.

Trông người lại ngẫm đến ta.

Văn hoá nặng tính chất bạo lực cũng đang là một nan đề trong xã hội Việt Nam và cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Những điều Định Nguyên trình bày dưới đây là một lời mời gọi người Việt chúng ta nhìn lại mình.

Trường học Mỹ một lần nữa lại vấy máu.

Ngày 16 tháng Tư năm 2007, một sinh viên di dân người Nam Triều Tiên tên là Cho Seung-Hui, 23 tuổi, đã nổ súng loạn xạ giết chết 33 người (kể cả hắn), làm bị thương hàng chục người khác tại Trường Đại Học Virginia Tech (Blacksburg, Virginia). Đây là vụ bạo loạn học đường khủng khiếp nhất trong vòng mấy chục năm nay, đã làm kinh hoàng nước Mỹ và gần như toàn bộ thế giới. Hình ảnh những người trẻ tuổi, tương lai đầy hứa hẹn… chết hoặc bị thương nằm la liệt trong lớp học, trên lối đi, trong sân trường đã làm cho người ta bàng hoàng, đau xót và suy nghĩ. Chuyện vấy máu học đường xẩy ra khá thường xuyên trên đất Mỹ. Chỉ trong vòng khoảng bốn chục năm trở lại đã có 33 trường hợp bắn súng (hoặc toan sử dụng vũ khí) trong các trường học trên khắp các tiểu bang của Mỹ, làm cho khoảng 130 người bỏ mạng, 50 người bị thương gồm cả học sinh, sinh viên, thầy cô giáo, công nhân viên nhà trường (Time ngày 16-4-2007). Đó là chưa kể hàng trăm vụ bắn giết nhau xẩy ra hằng ngày trên khắp mọi ngõ ngách của nước Mỹ. Hằng ngày có hơn 80 người Mỹ bị bắn chết (theo The Coalition to Stop Gun Violation). Hằng năm, có hơn ba chục ngàn người Mỹ chết vì súng đạn kiểu nầy (Yahoo! News ngày 18-4-2007)!

Đối với nhân loại trên thế giới, đây là một tệ nạn xấu xa và khó hiểu nhất của nước Mỹ. Người Mỹ cũng biết như thế nhưng tại sao tệ nạn nầy vẫn cứ xẩy ra hoài mà họ không ngăn ngừa được? Tại sao họ chỉ ngồi “đợi” sự việc xẩy ra rồi mới giải quyết mà không làm gì để đề phòng? Họ bất lực chăng? Đúng là họ đã bất lực. Họ bất lực trong việc thay đổi luật pháp. Họ bất lực trong việc kiểm soát mục đích xử dụng súng của những người có súng. Luật pháp Mỹ cho phép công dân họ và những người thường trú không có tiền án, được phép mua và sử dụng súng. Cho Seung-Hui đã qua Mỹ 14 năm, đã có thẻ xanh và không có tiền án nên có quyền mua súng. Vì ai cũng có thể mua súng dễ dàng như thế nên trong nước Mỹ đã có một số lượng quá lớn lao súng đạn lưu hành tự do. Người ta tự hỏi, với tình trạng súng đạn như thế, với sự phức tạp và đa dạng của xã hội Mỹ, làm sao ngăn ngừa được những sự bắn giết lẫn nhau, những sự thảm sát giống như vụ Virginia Tech nầy?


Cho Seung-Hui đã nổ súng loạn xạ


Cách đây khoảng 12 năm, khi tôi học năm cuối tại Cosumnes River College niên khoá 1994-1995, lớp học mà tôi nhớ lâu nhất, gây ấn tượng nhiều nhất là lớp English 1A (lớp học để viết tiếng Mỹ). Vào một sáng thứ sáu nọ chúng tôi chuẩn bị để viết bài Final Research Essay, trước khi khoá học chấm dứt. Mọi người ai cũng đến sớm, chuẩn bị tinh thần trong sự hồi hộp lo lắng. Không biết thầy cho đề gì đây, khó hay dễ? Sau khi chúng tôi ổn định chỗ ngồi, ông thầy lững thững đi vào, chào cả lớp buổi sáng rồi quay lưng lại viết lên chính giữa bảng đen: GUN CONTROL! Ông chia bảng đen ra làm hai phần bằng một đường phấn dọc, một bên ông viết “Support” (ủng hộ), bên kia “Against” (chống lại). Đoạn ông quay xuống lớp nói: “Ai ủng hộ việc kiểm soát vũ khí ngồi phía tay phải của tôi. Ai chống ngồi phía trái”. Ông cho chúng tôi một tiếng đồng hồ để thảo luận trong nhóm, đưa ra những lý do để biện minh cho lập trường ủng hộ hay chống đối việc kiểm soát vũ khí. Sau đó mỗi nhóm nêu lên ý kiến của mình và được ông thầy viết lên bảng. Tôi muốn nhắc lại chuyện nầy để chứng tỏ từ lâu người dân Mỹ đã có hai khuynh hướng đối nghịch nhau về việc sở hữu súng đạn. Chỉ trong một tập thể nhỏ chừng ba chục người như lớp chúng tôi mà còn có hai khuynh hướng như thế huống gì trong xã hội rộng lớn của Mỹ. Những người ủng hộ việc kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa việc mua bán súng (trong đó có tôi) cho rằng không có súng thì không thể giết người, nhất là không thể có thảm sát hàng loạt người vô tội được. Những người chủ trương tự do mua và sử dụng súng cho rằng “Người giết người, chứ không phải súng” (Man kills man, not the gun)! Cấm bán súng là vi phạm tự do, cấm mua súng là vi phạm dân quyền và nhân quyền, nhất là quyền được tự vệ chính đáng.

Ai cũng biết hạn chế hoặc cấm sử dụng súng đạn là điều cần thiết cho an toàn xã hội. Phần lớn các chính phủ trên thế giới đều làm như thế, ngoài quân đội, cảnh sát hoặc những nhân viên đặc biệt của chính phủ, người dân không có quyền sở hữu vũ khí. Thế mà ở Mỹ thành phần chủ trương tự do sử dụng súng đã thắng. Tuy mỗi tiểu bang có chính sách sở hữu súng đạn khác nhau, nhưng quyền được mua, lưu giữ và sử dụng súng được quy định trong Tu Chính Án Thứ Hai (the Second Amendment) trong Hiến Pháp Liên Bang. Muốn hạn chế việc mua bán, sử dụng súng đạn phải sửa đổi Tu Chính Án nầy! Đó là vấn đề hết sức gai góc và khó khăn, đã có rất nhiều cố gắng nhưng chưa thành công được. Sau vụ thảm sát tại Trường Trung Học Columbine ở Colorado vào năm 1999, và một năm sau đó phong trào gọi là “Million Mom March” gồm hàng ngàn phụ nữ biểu tình tuần hành tại Hoa Thịnh Đốn để đòi hỏi phải có những luật lệ nghiêm ngặt trong việc kiểm soát súng đạn thì Gun Control đã có những bước tiến đáng kể: Sự ra đời của luật cấm sử dụng súng bán tự động và những băng đạn chứa nhiều đạn được ban hành năm 1994 dưới thời Tổng Thống Bill Clinton. Nhưng luật nầy chỉ có giá trị giai đoạn. Nếu đáo hạn mà không được quốc hội biểu quyết lưu dụng và không được tổng thống đương nhiệm ký ban hành thì luật nầy sẽ không còn giá trị. Năm 2004 mặc dầu Tổng Thống George W. Bush có bắn tiếng là sẽ ký gia hạn luật nầy, nhưng các lãnh tụ Đảng Cọng Hòa trong Quốc Hội (chiếm đa số tại lưỡng viện), đã lờ không biểu quyết lưu dụng nên luật nầy hết hiệu lực. Chính nhờ sự “chìm xuồng” nầy mà tên sát nhân Cho Seung-Hui mới mua được súng bán tự động cùng 50 viên đạn để tàn sát những người vô tội tại Đại Học Virginia Tech.


Văn hoá súng đạn, bạo lực


Hiện nay, sau vụ thảm sát ở Virginia Tech xẩy ra, Gun Control lại được rộn ràng nhắc đến, từ phía quần chúng cũng như chính quyền. Như thường lệ, vẫn có hai phe ủng hộ và chống đối việc kiểm soát vũ khí. Phe chủ trương giới hạn việc mua bán và lưu hành vũ khí thì cho rằng nếu luật không cho phép, Cho Seung-Hui không thể mua được súng liên thanh, và việc thảm sát không thể xẩy ra, hoặc nếu xẩy ra thì mức độ tàn hại không đến nổi cao như vậy. Ngược lại, những người ủng hộ “tự do mậu dịch súng đạn” khẳng định sự việc xẩy ra không phải vì luật cho phép Cho Seung-Hui mua súng mà vì lãnh đạo Đại Học Virginia Tech cấm mọi người mang súng vào trường! Theo họ, “Thật là vô trách nhiệm và nguy hiểm nếu không cho người ta mang súng vào trường”. “Người trách nhiệm duy nhất bảo vệ bạn chính là bạn -cảnh sát không đủ khả năng để bảo vệ cho mỗi một chúng ta bất cứ lúc nào”. Đối với họ, “Sự việc xẩy ra thật đáng tiếc và đau lòng, nhưng đó là cái giá phải trả cho tự do!”. Họ khuyến khích mỗi người phải có một khẩu súng để tự vệ, ngay cả trong trường học! Nếu mọi giáo sư, mọi sinh viên… đều có súng thì tên sát nhân đã bị hạ gục sớm, thiệt hại không đến nỗi thảm khốc như thế!

Ai đúng, ai sai? Trước thực trạng nầy, trong tương lai liệu nước Mỹ có ổn định được tình hình súng đạn không, có giới hạn hoặc triệt tiêu được những sự thảm sát tàn bạo như thế không? Báo Orillia Packet &Times online ngày 19 tháng 4 năm 2007 cho rằng: “Gun control is a dead issue in the United States” (Tạm dịch: Kiểm soát vũ khí là một vấn đề bế tắc tại Mỹ)! Thực tế đúng như vậy. Khi một sự việc như thế xẩy ra, người ta ồn ào bàn tán, nhưng sau đó mọi việc sẽ lắng đọng và trở lại như cũ! Tại sao? Người ta nghĩ đến hai lý do sau đây.

1. Văn Hoá Súng Đạn (Gun Culture):

Có người ví von: nếu người Anh có bộ răng xấu xí, người Pháp hôi mùi tỏi thì trên thân hình người Mỹ có nhiều vết đạn! Trên thế giới không có nước nào mà thường dân “nuôi” súng đạn trong nhà nhiều bằng dân Mỹ, không có nước nào mà “tai nạn” súng đạn nhiều như nước Mỹ. Có thể nói sinh hoạt súng đạn đã trở thành một nếp sống văn hoá của họ. Từ khi người Anh và những người Âu khác đặt chân đến xứ sở nầy, nước Mỹ còn trong tình trạng hoang dã. Vì hoàn cảnh đất rộng người thưa, vì phải đối mặt thường xuyên với nguy hiểm đến từ kẻ thù cũng như thú dữ, họ phải có vũ khí để tự vệ, để mưu sinh. Sau khi giành được độc lập từ tay người Anh tình trạng vẫn thế, họ phải đề phòng sự tấn công của người da đỏ, những kẻ mang hận mất đất, đêm ngày rình rập để giết bất cứ người da trắng cướp đất nào. Súng đạn đã trở nên một nhu cầu sinh tử đối với từng cá nhân người Mỹ. Sau nầy hiện tượng “cao bồi” (cow boys) với những chàng trai cao lớn mặc quần Jean, giày cao ống, mũ rộng vành, súng xệ bên hông…cỡi ngựa như bay và “tác xạ tự do” trên các thảo nguyên, trên các đồng cỏ… đã trở nên một hình ảnh sinh hoạt độc đáo của dân Mỹ. Không ai ngạc nhiên khi quyền sở hữu súng đạn của người Mỹ được luật pháp bảo vệ. Cho đến nay, mặc dầu đã trở thành một cường quốc văn minh giàu có, người Mỹ vẫn không thể sống mà không có súng bên cạnh. Theo thống kê trên báo Seatle Times, cứ 100 người Mỹ thì có tới 90 người sở hữu súng, tỉ lệ cao nhất thế giới! Chính điểm nầy đã làm cho sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hoá của người Mỹ khác biệt hoàn toàn so với những nước văn minh khác trên thế giới. Đó là văn hoá súng đạn, “gun culture”, mà người ngoại quốc khó mà hiểu được.

2. Quyền Lợi Chính Trị

Khoan nói đến quyền lợi quốc gia dân tộc, tạm quên đi cái gọi là lương tâm đạo đức mà nên nghĩ ngay đến quyền sở hữu súng đạn. Những người Mỹ muốn giữ súng sẽ chống lại, không bỏ phiếu cho bất cứ đảng nào, chính trị gia nào đòi tước đoạt quyền sở hữu vũ khí của họ! Có người cho rằng ông Al Gore thất cử tổng thống năm 2000 vì khi tranh cử ông ta đã tuyên bố sẽ nghiêm khắc kiểm soát vũ khí. Khác với Đảng Cọng Hoà (CH), Đảng Dân Chủ (DC) có truyền thống ủng hộ mạnh mẽ việc kiểm soát và giới hạn việc sử dụng súng đạn trong xã hội. Chính vì lập trường nầy nên sự ủng hộ của quần chúng giành cho họ ngày càng giảm. Họ phải chịu thân phận thiểu số tại quốc hội trong suốt 12 năm qua. Cho nên vì quyền lợi chính trị họ phải thay đổi lập trường! Có người đã nghĩ rằng tại Tiểu Bang Montana, vùng cứ địa lâu nay của Đảng CH, Đảng DC đã giành được ghế thượng nghị sĩ và ghế thống đốc nhờ vào sự thay đổi lập trường nầy. Khi tranh cử, ông Jon Tester đã tuyên bố rằng “tôi sẵn sàng chống lại bất cứ kẻ nào, CH hay DC, muốn tước đoạt quyền giữ súng của dân Montana”. Ông ta đã đắc cử thượng nghị sĩ Montana. Ông Brian Schweizer thì nói “tôi đã có nhiều súng, dư dùng, nhưng vẫn muốn có thêm. Tôi cũng muốn kiểm soát vũ khí, nhưng bạn kiểm soát của bạn tôi kiểm soát của tôi” (nghĩa là không ai lệ thuộc ai, không ai có quyền kiểm soát ai cả, kể cả chính quyền)! Ông ta đã đắc cử thống đốc Montana!

Ngoài thành phần đông đảo người Mỹ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bảo vệ quyền sở hữu súng đạn còn có tập đoàn National Rifles Association (NRA) mà có người mệnh danh là Hội Lái Súng, bao gồm những đại cổ thụ trong hàng ngũ bảo thủ, giàu có và thế lực bao trùm cả nước. Họ sẵn sàng bỏ tiền ra để vận động cho những ứng cử viên gà nhà trúng cử hoặc để đánh bại những ai dám lăm le đe dọa đến quyền lợi của họ. Báo Washington Post ngày 17-4-2007 nhận định như sau: “Hội NRA là một trong những cơ quan vận động mạnh mẽ nhất, họ để mắt theo sát và chống lại bất cứ một nổ lực nào nhằm cấm hoặc hạn chế quyền dùng súng. Chính điều nầy đã làm cho luật lệ kiểm soát vũ khí không tiến triển được trong nhiều năm qua”. Như thế, vì sự nghiệp chính trị, các dân biểu nghị sĩ trong lưỡng viện quốc hội sẽ không dám làm mất lòng thành phần đông đão muốn sở hữu súng, không dám đụng đến thế lực của NRA! Tình trạng nhập nhằng nguy hiểm hiện nay khó mà thay đổi được. Đạo luật “Crime Bill” dưới thời TT. Clinton chỉ giới hạn loại súng và số lượng đạn được mua mà còn bị chết yểu thì hy vọng gì chính quyền Mỹ sẽ thay đổi luật pháp, cấm hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng vũ khí để bảo vệ sự an toàn của người dân.

Một điểm đáng lo nữa là người Mỹ chỉ điều tra lý lịch những người mua súng một cách máy móc, không cần đặt nghi vấn hoặc thắc mắc gì về ý định của người muốn mua súng. Tên sát nhân Cho Seung-Hui trong hai tháng (tháng 2 và tháng 3, năm 2007) đã mua hai khẩu súng liên tiếp (luật Virginia chỉ cho phép mỗi tháng mỗi người chỉ mua được một khẩu!) tại một cửa hàng bán súng gần khu vực của trường Virginia Tech. Sau khi nội vụ xẩy ra, khi được phỏng vấn, người chủ tiệm bán súng đã trả lời “Có vấn đề gì đâu, cậu ta là một sinh viên dễ thương và trong sạch” (He’s a nice, clean-cut college kid!). Dĩ nhiên khi mua súng hắn phải qua thủ tục “criminal check” bằng hệ thống computer. Hắn không có tiền án thì OK. đưa tiền lấy súng, không cần biết ý định của hắn mua súng để làm gì! “Truyền thống” sở hữu vũ khí của người Mỹ không phải là vấn đề. Vấn đề là những kẻ xấu đã, đang, và sẽ lợi dụng sự tự do nầy để mua súng thực hiện những cuộc tàn sát dã man. Người Mỹ đà làm được bom nguyên tử, vũ khí tinh khôn, và rất nhiều phát minh khoa học hiện đại khác, nhưng họ không biết được (hay họ không muốn biết?) âm mưu đen tối của những tên hiếu sát và điên khùng như Cho Seung-Hui. Mọi người đều có tự do, nhưng mục đích sử dụng tự do của người lương thiện và kẻ bất lương hoàn toàn khác nhau. Chuyện nầy người Mỹ chưa có hướng giải quyết!

Trở lại câu nói trứ danh của phía NRA “Man kills man, not the gun” để tìm hiểu thêm nước Mỹ. Câu nầy có thể viết lại bằng tiếng Việt: “Súng không giết người mà người giết người”. Đi thêm một bước nữa sẽ thấy chuyện lạ “Súng không giết người Mỹ mà người Mỹ giết người Mỹ”! Một ngày người Mỹ giết khoảng hơn tám chục người Mỹ. Một năm người Mỹ giết khoảng hơn ba chục ngàn người Mỹ! Cứ thế, bắn giết xẩy ra liên tu bất tận bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, không phân biệt già trẻ, trai gái, sinh viên giáo chức… Nếu vì quyền lợi chính trị và kinh tế của những cá nhân hay tập đoàn nào đó mà người Mỹ không thể hoặc không muốn chấm dứt tình trạng bạo hành vô lý và khó hiểu nầy thì xin đừng ai hỏi: “Bao giờ học đường Mỹ tránh được nạn vấy máu?”. Thôi thì “Trời kêu ai nấy dạ”!
Định Nguyên



Viết theo tài liệu online của các báo:
The Seatle Time ngày 18-4-2007,
The Columbus Dispatch ngày 18-4-2007,
The Times ngày 17-4-2007,
The Washington Post ngày 18-4-2007,
Forbes ngày 18-4-2007,
Dominion Post 19-4-2007

http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1751
 
Model mtva Model mtva Vdict