1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] (10.H_mt) (11.H_qh)

vendredi 27 avril 2007

Quấy Nhiễu Tình Dục Do Người Thân

Câu Chuyện Thầy Lang: Quấy Nhiễu Tình Dục Do Người Thân

BÁC SĨ NGUYỄN Ý-ĐỨC . Việt Báo Thứ Sáu, 4/27/2007, 12:02:00 AM

Trong tình nghĩa vợ chồng, “tương kính như tân” là một trong những điều kiện căn bản để mang lại hạnh phúc gia đình.

Tuy nhiên, nghiên cứu xã hội học cho thấy, tại rất nhiều gia đình, sự tương kính không những không có mà còn thường xuyên xẩy ra các hoàn cảnh “bạo hành, lạm dụng hôn nhân”. Chẳng hạn như đánh đập, ép buộc tình dục...

Tình dục là sự ham muốn, đòi hỏi về quan hệ tính-giao được diễn tả, thực hiện bằng lời nói và sự giao hợp. Thỏa mãn tính dục thường thường là do sự đồng thuận giữa hai người, nhưng nhiều khi cũng do áp bức, ép buộc.

Ước lượng cho thấy, lạm dụng tình dục giữa hai đối tượng thân-tình (intimate partner sexual abused) xẩy ra từ 25-35% các trường hợp và thấy ở mọi chủng tộc, giai tầng xã hội, phái tính. Tỷ lệ lạm dụng nhiều như nhau trong quan hệ đồng tính hoặc dị tính.

Mặc dù 95% người bị lạm dụng là nữ và người áp đặt tình dục là nam giới, nhưng trường hợp ngược lại không phải là không có.

Theo Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, tại quốc gia này, 25% phụ nữ cho hay họ bị chồng, bạn đường cũ hoặc người hẹn hò lạm dụng thể xác và tình dục một vài lần trong cuộc đời, 40% người nữ bị ép buộc tình dục và mang thương tích. Cũng theo Bộ này, hàng năm, có khoảng 1.5 triệu người nữ bị người bạn đường hãm hiếp

Tại Anh mỗi năm có 120 người vợ bị chồng bức tử sau khi đơn phương thỏa mãn dục tình.

Tại Na Uy, 25% phụ nữ sống với người bạn đường đều đã từng bị người này hãm hiếp hoặc lạm dụng thể chất.

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tại một số quốc gia, một trên bốn người nữ bị lạm dụng tình dục tại gia và hầu như 1/3 em gái cho hay là đã bị cưỡng hiếp bởi người thân trong gia đình.

Lạm dụng có nhiều hình thức. Có thể là hiếp dâm, loạn dâm trong quan hệ quen biết, người tình và cả quan hệ vợ chồng.

Lạm dục tình dục xảy ra cho cả trẻ em lẫn người già. Ví dụ môt số phụ nữ lớn tuổi ở nhà dành riêng cho người cao niên hoặc người tàn tận đã bị hãm hiếp bởi nhân viên có nhiệm vụ chăm sóc tắm rửa cho họ. Đại học Ohio mới đây đã thực hiện một thăm dò với 370 cụ bà trên 65 tuổi sống tại một hệ thống chăm sóc y tế. Kết quả cho thấy 4% các cụ cho hay đã bị lạm dụng tình dục trong vòng 5 năm vừa qua.

Lạm dụng tình dục cũng có thể ở hình thức nhẹ như nhìn trộm ổ khoá, xem lén khi người khác phái đang tắm.

Đây là một vấn đề phức tạp, quan trọng và cũng có thể thấy xảy ra trong cộng đồng người Việt mình.

Trong bài này chúng tôi chỉ nêu ra một vài khái niệm căn bản. Rất mong các nhà chuyên môn khai triển thêm để giảm thiểu sự lạm dụng này tại các gia đình có truyền thống hài hòa, thuận vợ thuần chồng của người Việt trong ngoài nước.

Thế nào là áp chế tình dục?

Cưỡng ép tình dục có thể là:

1-Hành động tình dục

Đó là sự xâm nhập, dù ở bên ngoài, của cơ quan sinh dục nam vào cơ quan sinh dục hoặc hậu môn nữ; tiếp cận giữa miệng và cơ quan sinh dục nam, cửa mình hoặc hậu môn nữ; sự đưa tay hoặc đưa một vật vào hậu môn, cửa mình người nữ.

-Lạm dụng tình dục qua sờ mó

Sự chủ ý, trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo, sờ mó tới cơ quan sinh dục, hậu môn, háng, ngực, phía trong đùi, mông của bất cứ người nào mà họ không muốn hoặc những người không ý thức được ý đồ xấu của sự sờ mó để có thể phản đối, khước từ. Chẳng hạn trường hợp một người đang suy nhược bệnh hoạn, đang mê man dưới tác dụng của rượu, thuốc cấm hoặc bị đe dọa, cưỡng ép.

3-Hành hạ tình dục

Sự bạo hành tình dục được phân chia ra làm ba nhóm:

-Dùng sức mạnh để bắt ép người khác tham gia vào sự giao hợp ngoài ý muốn của họ, dù hành động đó có hoàn tất hoặc dở dang.

-Một cố gắng hoặc đã hoàn tất hành động tình dục nhắm vào người mà họ không có khả năng hiểu về bản chất của hành động tình dục, không chối từ tham gia hoặc nói lên sự không muốn tham gia vào hành động tình dục. Chẳng hạn một người đang suy nhược bệnh hoạn, đang mê man dưới tác dụng của rượu, thuốc cấm hoặc bị đe dọa, cưỡng ép. Cũng có khi là môt người bị bệnh tâm thần không ý thức đuợc việc bị người khác hãm hiếp

-Tiếp xúc tình dục một cách bất lương, tồi tệ

4-Đe dọa bạo hành thể xác hoặc tình dục

Dùng lời nói, cử chỉ hoặc vũ khí để nói ra ý định gây tử vong, thương tích hoặc gây thiệt hại tới cơ thể. Kể cả sự dùng lời nói, cử chỉ hoặc vũ khí để nói lên ý định ép buộc người khác vào hành động tình dục hoặc tiếp xúc tình dục tồi tệ khi người này không muốn hoặc không đồng ý. Thí dụ như nói “Tôi sẽ giết cô”, “Đập cho một trận nếu không chịu ngủ với tôi”; giơ vũ khí ra để đe dọa, đưa tay về phía ngực hoặc cơ quan sinh dục người ta.

Nguyên nhân đưa tới lạm dụng

Có nhiều yếu tố đưa tới lạm dụng tình dục trong gia đình

-Đã có một thời kỳ, quan niệm “Chồng chúa vợ tôi”, “xuất giá tòng phu” được một số người mang ra áp dụng tại nhiều quốc gia cũng như tại quê hương mình. Người chồng tự coi như chúa tể trong gia đình, quyết định mọi việc, kể cả quan hệ tình dục vợ chồng. Người vợ chỉ cắn răng chịu đựng, tuân hành. Nếu không tuân theo, thì người chồng lấy uy quyền mà ép buộc.

-Tại một số quốc gia, có một “huyền thoại về hãm hiếp”, tin tưởng rằng người đàn bà đáng được hoặc có phúc lợi khi bị hoặc được lạm dụng tình dục.

-Người chồng mất nhân tính, nghiện ngập cờ bạc, lạm dụng vợ.

-Có chuyện bất hòa giữa vợ chồng và người vợ không hợp tác trong quan hệ tình dục. Người chồng có nhu cầu sinh lý và ép buộc để thỏa mãn nhu cầu này.

-Không có thông cảm đối thoại giữa hai vợ chồng.

-Xã hội không cung cấp các dịch vụ giúp đỡ nạn nhân, thủ tục pháp lý phiền phức kéo dài, thiếu nhân viên công lực can thiệp.

Hậu quả của ép buộc tính dục

Hậu quả có thể là thương tích thể chất hoặc tinh thần. Sự lạm dụng do người thân đưa đến hậu quả trầm trọng hơn là do người lạ gây ra. Lý do là sau khi bị cưỡng hiếp, nạn nhân vẫn tiếp tục sống chung với người hung bạo, vẫn luôn luôn sống với dưới đe dọa bị hành hạ.

Thương tích thể chất như vết rách trầy nơi cơ quan sinh dục và hậu môn, đau khung xương chậu, đau lưng, nhức đầu, gẫy xương, rối loạn tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, ói mửa, mệt mỏi...Trong lâu dài, nạn nhân sẽ có nhiều rủi ro bị nhiễm HIV/AIDS, nhiễm virus viêm tử cung, ung thư cổ tử cung, có khó khăn sinh đẻ, xuất huyết cơ quan sinh dục, xẩy thai, sợ hãi không dám có thai...

Về tinh thần, nạn nhân rơi vào tình trạng hốt hoảng, lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống, ngủ nghỉ, hay quên, kém tập trung, dùng thuốc rượu để quên sầu, có khó khăn quan hệ tình dục, không tin tưởng ở đàn ông, sợ hãi quan hệ thân mật, có ý nghĩ quyên sinh kết liễu đời mình.

Về phương diện xã hội, nạn nhân rơi vào tình trạng cách biệt với mọi người, ít được tiếp nhận giúp đỡ, có quan hệ khó khăn với giới cung cấp dịch vụ y tế và chủ nhân tại nơi làm việc.

Ngoài ra, hậu quả kinh tế của sự lạm dụng tình dục cũng khá quan trọng. Theo Cơ quan Kiểm soát Bệnh Hoa Kỳ (CDC), ngân sách quốc gia vào năm 2003 chi ra tới hơn 400 triệu mỹ kim để chăm sóc điều trị nạn nhân bị hãm hiếp. Người bị hãm hiếp cũng giảm khả năng làm việc rất nhiều.

Theo Women’s Rights Network, Hoa Kỳ, 36% phụ nữ bị chồng lạm dụng sợ rằng họ sẽ thiệt mạng trong khi bị cưỡng hiếp.

Trong khi bạo hành tình dục xẩy ra giữa cha mẹ, thì con cái cũng có thể bị đối xử xấu hoặc tổn thương cả thể chất lẫn tâm hồn.

Tại sao nạn nhân không khai báo, tìm giúp đỡ?

-21% nói họ sợ người bạo hành sẽ tái lạm dụng, đánh đập nếu họ khai báo

-20% nói chỉ có một lần lạm dụng hoặc lạm dụng nhỏ

-16% nói họ quá xấu hổ để nói ra hoặc muốn coi đó là chuyện gia đình không nên nói ra.

-13% nói là dù có khai báo với cảnh sát, họ cũng chẳng can thiệp, giúp đỡ.

Nhiều người nữ còn có mặc cảm là vì mình có những khiếm khuyết nào đó về cơ thể nên mới đưa tới sự lạm dụng của người chồng.

Trong thực tế, cũng chỉ có rất ít người lạm dụng tình dục bị pháp luật trừng phạt, sau những thủ tục xét xử kéo dài, khiến nạn nhân nản chí, thất vọng.

Trường hợp người nam bị lạm dụng thì lại càng ít được khai báo, tiết lộ.

* Kết luận

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về quyền của người phụ nữ tại khắp mọi quốc gia, sự bạo hành đối với phụ nữ này vẫn tồn tại. Lý do là tại nhiều quốc gia, vẫn còn quan niệm cho rằng sự ép buộc người đàn bà là chuyện có thể chấp nhận được. Pháp luật tại nhiều nơi cũng không xét xử những hành động lạm dụng như vậy. Do đó người bị lạm dụng ít khi nói ra hoặc tìm kiếm giúp đỡ từ cơ quan công lực.

Ngay tại các quốc gia tiến bộ, lạm dụng do người thân gây ra vẫn tồn tại và được che dấu. Do đó sự lạm dụng chưa được tìm hiểu cặn kẽ và không có nhiều kết quả nghiên cứu.

Hành động lạm dụng tình dục này không phải vì yêu thương, mà chỉ để thỏa mãn nhục dục cá nhân. Đây cũng là một hình thức để kiểm chế và tạo ra tình trạng bất an tinh thần và tổn thương thể xác cho đối tượng.

Bạo lực xã hội này cần phải được loại bỏ.

Texas-Hoa Kỳ

Học đường vấy máu

Học đường vấy máu
Định Nguyên
“… Mọi người đều có tự do, nhưng mục đích sử dụng tự do của người lương thiện và kẻ bất lương hoàn toàn khác nhau …”



Phạm Đỉnh:Sự việc tại Virginia Techs là một bi kịch xã hội và của cá nhân Cho Seung-Hui. Đằng sau tấn bi kịch kia là cái nền “văn hoá súng đạn”. Chuyện “văn hoá súng đạn” không phải là một việc riêng của nước Mỹ. Đó là một nan đề chính trị - xã hội mà một chính quyền biết đặt quyền lợi và phúc lợi của người dân cần phải đề ra các giải quyết thoả đáng.

Trông người lại ngẫm đến ta.

Văn hoá nặng tính chất bạo lực cũng đang là một nan đề trong xã hội Việt Nam và cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Những điều Định Nguyên trình bày dưới đây là một lời mời gọi người Việt chúng ta nhìn lại mình.

Trường học Mỹ một lần nữa lại vấy máu.

Ngày 16 tháng Tư năm 2007, một sinh viên di dân người Nam Triều Tiên tên là Cho Seung-Hui, 23 tuổi, đã nổ súng loạn xạ giết chết 33 người (kể cả hắn), làm bị thương hàng chục người khác tại Trường Đại Học Virginia Tech (Blacksburg, Virginia). Đây là vụ bạo loạn học đường khủng khiếp nhất trong vòng mấy chục năm nay, đã làm kinh hoàng nước Mỹ và gần như toàn bộ thế giới. Hình ảnh những người trẻ tuổi, tương lai đầy hứa hẹn… chết hoặc bị thương nằm la liệt trong lớp học, trên lối đi, trong sân trường đã làm cho người ta bàng hoàng, đau xót và suy nghĩ. Chuyện vấy máu học đường xẩy ra khá thường xuyên trên đất Mỹ. Chỉ trong vòng khoảng bốn chục năm trở lại đã có 33 trường hợp bắn súng (hoặc toan sử dụng vũ khí) trong các trường học trên khắp các tiểu bang của Mỹ, làm cho khoảng 130 người bỏ mạng, 50 người bị thương gồm cả học sinh, sinh viên, thầy cô giáo, công nhân viên nhà trường (Time ngày 16-4-2007). Đó là chưa kể hàng trăm vụ bắn giết nhau xẩy ra hằng ngày trên khắp mọi ngõ ngách của nước Mỹ. Hằng ngày có hơn 80 người Mỹ bị bắn chết (theo The Coalition to Stop Gun Violation). Hằng năm, có hơn ba chục ngàn người Mỹ chết vì súng đạn kiểu nầy (Yahoo! News ngày 18-4-2007)!

Đối với nhân loại trên thế giới, đây là một tệ nạn xấu xa và khó hiểu nhất của nước Mỹ. Người Mỹ cũng biết như thế nhưng tại sao tệ nạn nầy vẫn cứ xẩy ra hoài mà họ không ngăn ngừa được? Tại sao họ chỉ ngồi “đợi” sự việc xẩy ra rồi mới giải quyết mà không làm gì để đề phòng? Họ bất lực chăng? Đúng là họ đã bất lực. Họ bất lực trong việc thay đổi luật pháp. Họ bất lực trong việc kiểm soát mục đích xử dụng súng của những người có súng. Luật pháp Mỹ cho phép công dân họ và những người thường trú không có tiền án, được phép mua và sử dụng súng. Cho Seung-Hui đã qua Mỹ 14 năm, đã có thẻ xanh và không có tiền án nên có quyền mua súng. Vì ai cũng có thể mua súng dễ dàng như thế nên trong nước Mỹ đã có một số lượng quá lớn lao súng đạn lưu hành tự do. Người ta tự hỏi, với tình trạng súng đạn như thế, với sự phức tạp và đa dạng của xã hội Mỹ, làm sao ngăn ngừa được những sự bắn giết lẫn nhau, những sự thảm sát giống như vụ Virginia Tech nầy?


Cho Seung-Hui đã nổ súng loạn xạ


Cách đây khoảng 12 năm, khi tôi học năm cuối tại Cosumnes River College niên khoá 1994-1995, lớp học mà tôi nhớ lâu nhất, gây ấn tượng nhiều nhất là lớp English 1A (lớp học để viết tiếng Mỹ). Vào một sáng thứ sáu nọ chúng tôi chuẩn bị để viết bài Final Research Essay, trước khi khoá học chấm dứt. Mọi người ai cũng đến sớm, chuẩn bị tinh thần trong sự hồi hộp lo lắng. Không biết thầy cho đề gì đây, khó hay dễ? Sau khi chúng tôi ổn định chỗ ngồi, ông thầy lững thững đi vào, chào cả lớp buổi sáng rồi quay lưng lại viết lên chính giữa bảng đen: GUN CONTROL! Ông chia bảng đen ra làm hai phần bằng một đường phấn dọc, một bên ông viết “Support” (ủng hộ), bên kia “Against” (chống lại). Đoạn ông quay xuống lớp nói: “Ai ủng hộ việc kiểm soát vũ khí ngồi phía tay phải của tôi. Ai chống ngồi phía trái”. Ông cho chúng tôi một tiếng đồng hồ để thảo luận trong nhóm, đưa ra những lý do để biện minh cho lập trường ủng hộ hay chống đối việc kiểm soát vũ khí. Sau đó mỗi nhóm nêu lên ý kiến của mình và được ông thầy viết lên bảng. Tôi muốn nhắc lại chuyện nầy để chứng tỏ từ lâu người dân Mỹ đã có hai khuynh hướng đối nghịch nhau về việc sở hữu súng đạn. Chỉ trong một tập thể nhỏ chừng ba chục người như lớp chúng tôi mà còn có hai khuynh hướng như thế huống gì trong xã hội rộng lớn của Mỹ. Những người ủng hộ việc kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa việc mua bán súng (trong đó có tôi) cho rằng không có súng thì không thể giết người, nhất là không thể có thảm sát hàng loạt người vô tội được. Những người chủ trương tự do mua và sử dụng súng cho rằng “Người giết người, chứ không phải súng” (Man kills man, not the gun)! Cấm bán súng là vi phạm tự do, cấm mua súng là vi phạm dân quyền và nhân quyền, nhất là quyền được tự vệ chính đáng.

Ai cũng biết hạn chế hoặc cấm sử dụng súng đạn là điều cần thiết cho an toàn xã hội. Phần lớn các chính phủ trên thế giới đều làm như thế, ngoài quân đội, cảnh sát hoặc những nhân viên đặc biệt của chính phủ, người dân không có quyền sở hữu vũ khí. Thế mà ở Mỹ thành phần chủ trương tự do sử dụng súng đã thắng. Tuy mỗi tiểu bang có chính sách sở hữu súng đạn khác nhau, nhưng quyền được mua, lưu giữ và sử dụng súng được quy định trong Tu Chính Án Thứ Hai (the Second Amendment) trong Hiến Pháp Liên Bang. Muốn hạn chế việc mua bán, sử dụng súng đạn phải sửa đổi Tu Chính Án nầy! Đó là vấn đề hết sức gai góc và khó khăn, đã có rất nhiều cố gắng nhưng chưa thành công được. Sau vụ thảm sát tại Trường Trung Học Columbine ở Colorado vào năm 1999, và một năm sau đó phong trào gọi là “Million Mom March” gồm hàng ngàn phụ nữ biểu tình tuần hành tại Hoa Thịnh Đốn để đòi hỏi phải có những luật lệ nghiêm ngặt trong việc kiểm soát súng đạn thì Gun Control đã có những bước tiến đáng kể: Sự ra đời của luật cấm sử dụng súng bán tự động và những băng đạn chứa nhiều đạn được ban hành năm 1994 dưới thời Tổng Thống Bill Clinton. Nhưng luật nầy chỉ có giá trị giai đoạn. Nếu đáo hạn mà không được quốc hội biểu quyết lưu dụng và không được tổng thống đương nhiệm ký ban hành thì luật nầy sẽ không còn giá trị. Năm 2004 mặc dầu Tổng Thống George W. Bush có bắn tiếng là sẽ ký gia hạn luật nầy, nhưng các lãnh tụ Đảng Cọng Hòa trong Quốc Hội (chiếm đa số tại lưỡng viện), đã lờ không biểu quyết lưu dụng nên luật nầy hết hiệu lực. Chính nhờ sự “chìm xuồng” nầy mà tên sát nhân Cho Seung-Hui mới mua được súng bán tự động cùng 50 viên đạn để tàn sát những người vô tội tại Đại Học Virginia Tech.


Văn hoá súng đạn, bạo lực


Hiện nay, sau vụ thảm sát ở Virginia Tech xẩy ra, Gun Control lại được rộn ràng nhắc đến, từ phía quần chúng cũng như chính quyền. Như thường lệ, vẫn có hai phe ủng hộ và chống đối việc kiểm soát vũ khí. Phe chủ trương giới hạn việc mua bán và lưu hành vũ khí thì cho rằng nếu luật không cho phép, Cho Seung-Hui không thể mua được súng liên thanh, và việc thảm sát không thể xẩy ra, hoặc nếu xẩy ra thì mức độ tàn hại không đến nổi cao như vậy. Ngược lại, những người ủng hộ “tự do mậu dịch súng đạn” khẳng định sự việc xẩy ra không phải vì luật cho phép Cho Seung-Hui mua súng mà vì lãnh đạo Đại Học Virginia Tech cấm mọi người mang súng vào trường! Theo họ, “Thật là vô trách nhiệm và nguy hiểm nếu không cho người ta mang súng vào trường”. “Người trách nhiệm duy nhất bảo vệ bạn chính là bạn -cảnh sát không đủ khả năng để bảo vệ cho mỗi một chúng ta bất cứ lúc nào”. Đối với họ, “Sự việc xẩy ra thật đáng tiếc và đau lòng, nhưng đó là cái giá phải trả cho tự do!”. Họ khuyến khích mỗi người phải có một khẩu súng để tự vệ, ngay cả trong trường học! Nếu mọi giáo sư, mọi sinh viên… đều có súng thì tên sát nhân đã bị hạ gục sớm, thiệt hại không đến nỗi thảm khốc như thế!

Ai đúng, ai sai? Trước thực trạng nầy, trong tương lai liệu nước Mỹ có ổn định được tình hình súng đạn không, có giới hạn hoặc triệt tiêu được những sự thảm sát tàn bạo như thế không? Báo Orillia Packet &Times online ngày 19 tháng 4 năm 2007 cho rằng: “Gun control is a dead issue in the United States” (Tạm dịch: Kiểm soát vũ khí là một vấn đề bế tắc tại Mỹ)! Thực tế đúng như vậy. Khi một sự việc như thế xẩy ra, người ta ồn ào bàn tán, nhưng sau đó mọi việc sẽ lắng đọng và trở lại như cũ! Tại sao? Người ta nghĩ đến hai lý do sau đây.

1. Văn Hoá Súng Đạn (Gun Culture):

Có người ví von: nếu người Anh có bộ răng xấu xí, người Pháp hôi mùi tỏi thì trên thân hình người Mỹ có nhiều vết đạn! Trên thế giới không có nước nào mà thường dân “nuôi” súng đạn trong nhà nhiều bằng dân Mỹ, không có nước nào mà “tai nạn” súng đạn nhiều như nước Mỹ. Có thể nói sinh hoạt súng đạn đã trở thành một nếp sống văn hoá của họ. Từ khi người Anh và những người Âu khác đặt chân đến xứ sở nầy, nước Mỹ còn trong tình trạng hoang dã. Vì hoàn cảnh đất rộng người thưa, vì phải đối mặt thường xuyên với nguy hiểm đến từ kẻ thù cũng như thú dữ, họ phải có vũ khí để tự vệ, để mưu sinh. Sau khi giành được độc lập từ tay người Anh tình trạng vẫn thế, họ phải đề phòng sự tấn công của người da đỏ, những kẻ mang hận mất đất, đêm ngày rình rập để giết bất cứ người da trắng cướp đất nào. Súng đạn đã trở nên một nhu cầu sinh tử đối với từng cá nhân người Mỹ. Sau nầy hiện tượng “cao bồi” (cow boys) với những chàng trai cao lớn mặc quần Jean, giày cao ống, mũ rộng vành, súng xệ bên hông…cỡi ngựa như bay và “tác xạ tự do” trên các thảo nguyên, trên các đồng cỏ… đã trở nên một hình ảnh sinh hoạt độc đáo của dân Mỹ. Không ai ngạc nhiên khi quyền sở hữu súng đạn của người Mỹ được luật pháp bảo vệ. Cho đến nay, mặc dầu đã trở thành một cường quốc văn minh giàu có, người Mỹ vẫn không thể sống mà không có súng bên cạnh. Theo thống kê trên báo Seatle Times, cứ 100 người Mỹ thì có tới 90 người sở hữu súng, tỉ lệ cao nhất thế giới! Chính điểm nầy đã làm cho sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hoá của người Mỹ khác biệt hoàn toàn so với những nước văn minh khác trên thế giới. Đó là văn hoá súng đạn, “gun culture”, mà người ngoại quốc khó mà hiểu được.

2. Quyền Lợi Chính Trị

Khoan nói đến quyền lợi quốc gia dân tộc, tạm quên đi cái gọi là lương tâm đạo đức mà nên nghĩ ngay đến quyền sở hữu súng đạn. Những người Mỹ muốn giữ súng sẽ chống lại, không bỏ phiếu cho bất cứ đảng nào, chính trị gia nào đòi tước đoạt quyền sở hữu vũ khí của họ! Có người cho rằng ông Al Gore thất cử tổng thống năm 2000 vì khi tranh cử ông ta đã tuyên bố sẽ nghiêm khắc kiểm soát vũ khí. Khác với Đảng Cọng Hoà (CH), Đảng Dân Chủ (DC) có truyền thống ủng hộ mạnh mẽ việc kiểm soát và giới hạn việc sử dụng súng đạn trong xã hội. Chính vì lập trường nầy nên sự ủng hộ của quần chúng giành cho họ ngày càng giảm. Họ phải chịu thân phận thiểu số tại quốc hội trong suốt 12 năm qua. Cho nên vì quyền lợi chính trị họ phải thay đổi lập trường! Có người đã nghĩ rằng tại Tiểu Bang Montana, vùng cứ địa lâu nay của Đảng CH, Đảng DC đã giành được ghế thượng nghị sĩ và ghế thống đốc nhờ vào sự thay đổi lập trường nầy. Khi tranh cử, ông Jon Tester đã tuyên bố rằng “tôi sẵn sàng chống lại bất cứ kẻ nào, CH hay DC, muốn tước đoạt quyền giữ súng của dân Montana”. Ông ta đã đắc cử thượng nghị sĩ Montana. Ông Brian Schweizer thì nói “tôi đã có nhiều súng, dư dùng, nhưng vẫn muốn có thêm. Tôi cũng muốn kiểm soát vũ khí, nhưng bạn kiểm soát của bạn tôi kiểm soát của tôi” (nghĩa là không ai lệ thuộc ai, không ai có quyền kiểm soát ai cả, kể cả chính quyền)! Ông ta đã đắc cử thống đốc Montana!

Ngoài thành phần đông đảo người Mỹ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bảo vệ quyền sở hữu súng đạn còn có tập đoàn National Rifles Association (NRA) mà có người mệnh danh là Hội Lái Súng, bao gồm những đại cổ thụ trong hàng ngũ bảo thủ, giàu có và thế lực bao trùm cả nước. Họ sẵn sàng bỏ tiền ra để vận động cho những ứng cử viên gà nhà trúng cử hoặc để đánh bại những ai dám lăm le đe dọa đến quyền lợi của họ. Báo Washington Post ngày 17-4-2007 nhận định như sau: “Hội NRA là một trong những cơ quan vận động mạnh mẽ nhất, họ để mắt theo sát và chống lại bất cứ một nổ lực nào nhằm cấm hoặc hạn chế quyền dùng súng. Chính điều nầy đã làm cho luật lệ kiểm soát vũ khí không tiến triển được trong nhiều năm qua”. Như thế, vì sự nghiệp chính trị, các dân biểu nghị sĩ trong lưỡng viện quốc hội sẽ không dám làm mất lòng thành phần đông đão muốn sở hữu súng, không dám đụng đến thế lực của NRA! Tình trạng nhập nhằng nguy hiểm hiện nay khó mà thay đổi được. Đạo luật “Crime Bill” dưới thời TT. Clinton chỉ giới hạn loại súng và số lượng đạn được mua mà còn bị chết yểu thì hy vọng gì chính quyền Mỹ sẽ thay đổi luật pháp, cấm hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng vũ khí để bảo vệ sự an toàn của người dân.

Một điểm đáng lo nữa là người Mỹ chỉ điều tra lý lịch những người mua súng một cách máy móc, không cần đặt nghi vấn hoặc thắc mắc gì về ý định của người muốn mua súng. Tên sát nhân Cho Seung-Hui trong hai tháng (tháng 2 và tháng 3, năm 2007) đã mua hai khẩu súng liên tiếp (luật Virginia chỉ cho phép mỗi tháng mỗi người chỉ mua được một khẩu!) tại một cửa hàng bán súng gần khu vực của trường Virginia Tech. Sau khi nội vụ xẩy ra, khi được phỏng vấn, người chủ tiệm bán súng đã trả lời “Có vấn đề gì đâu, cậu ta là một sinh viên dễ thương và trong sạch” (He’s a nice, clean-cut college kid!). Dĩ nhiên khi mua súng hắn phải qua thủ tục “criminal check” bằng hệ thống computer. Hắn không có tiền án thì OK. đưa tiền lấy súng, không cần biết ý định của hắn mua súng để làm gì! “Truyền thống” sở hữu vũ khí của người Mỹ không phải là vấn đề. Vấn đề là những kẻ xấu đã, đang, và sẽ lợi dụng sự tự do nầy để mua súng thực hiện những cuộc tàn sát dã man. Người Mỹ đà làm được bom nguyên tử, vũ khí tinh khôn, và rất nhiều phát minh khoa học hiện đại khác, nhưng họ không biết được (hay họ không muốn biết?) âm mưu đen tối của những tên hiếu sát và điên khùng như Cho Seung-Hui. Mọi người đều có tự do, nhưng mục đích sử dụng tự do của người lương thiện và kẻ bất lương hoàn toàn khác nhau. Chuyện nầy người Mỹ chưa có hướng giải quyết!

Trở lại câu nói trứ danh của phía NRA “Man kills man, not the gun” để tìm hiểu thêm nước Mỹ. Câu nầy có thể viết lại bằng tiếng Việt: “Súng không giết người mà người giết người”. Đi thêm một bước nữa sẽ thấy chuyện lạ “Súng không giết người Mỹ mà người Mỹ giết người Mỹ”! Một ngày người Mỹ giết khoảng hơn tám chục người Mỹ. Một năm người Mỹ giết khoảng hơn ba chục ngàn người Mỹ! Cứ thế, bắn giết xẩy ra liên tu bất tận bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, không phân biệt già trẻ, trai gái, sinh viên giáo chức… Nếu vì quyền lợi chính trị và kinh tế của những cá nhân hay tập đoàn nào đó mà người Mỹ không thể hoặc không muốn chấm dứt tình trạng bạo hành vô lý và khó hiểu nầy thì xin đừng ai hỏi: “Bao giờ học đường Mỹ tránh được nạn vấy máu?”. Thôi thì “Trời kêu ai nấy dạ”!
Định Nguyên



Viết theo tài liệu online của các báo:
The Seatle Time ngày 18-4-2007,
The Columbus Dispatch ngày 18-4-2007,
The Times ngày 17-4-2007,
The Washington Post ngày 18-4-2007,
Forbes ngày 18-4-2007,
Dominion Post 19-4-2007

http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1751

jeudi 26 avril 2007

Một sinh viên Việt Nam du học mất tích tại Chicago

Một sinh viên Việt Nam du học mất tích tại Chicago
Wednesday, April 25, 2007


Sinh viên Nguyễn Quốc Thịnh, mất tích từ ngày 8 Tháng Tư, 2007, trong khi đang theo học chương trình tiến sĩ tại đại học Illinois Institute of Technology. (Hình: Gia đình cung cấp)


Sinh viên Nguyễn Quốc Thịnh tại Hoa Kỳ. (Hình: Gia đình cung cấp)

VIỆT NAM - Một sinh viên Việt Nam, nhận học bổng của chính phủ Việt Nam, sang Hoa Kỳ du học chương trình tiến sĩ kiến trúc tại đại học Illinois Institute of Technology (I.I.T.), đã mất tích từ ngày 8 Tháng Tư, 2007, tại Chicago. Nguyễn Quốc Thịnh, tên của người sinh viên, có gia đình hiện đang sinh sống tại Sài Gòn. Gia đình của anh tin rằng anh đã tự tử bằng cách nhảy xuống sông.

Nói với Người Việt, ông Nguyễn Mạnh Tường, cậu của Thịnh, hiện đang sinh sống tại Louisiana, cho biết: “Câu nói cuối cùng của Thịnh với tôi, vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày 8 Tháng Tư, là 'con đã thua cuộc chơi này’.” Ông Tường cho rằng cháu của ông đã tự vẫn bằng cách nhảy xuống một con sông tại Chicago, ở góc đường N. Columbus Dr. và E. Wacker Dr. Trên phần tin địa phương của CBS, bài báo ra ngày 8 Tháng Tư, 2007 đưa tin về việc một thanh niên Á Châu nhảy cầu tự tử cho biết vụ tự tử xảy ra vào lúc 8 giờ tối tại Columbus Street Bridge; và con sông có tên Chicago River Downtown. Bài báo dẫn lời Trung Sĩ Cảnh Sát Robert Fitzsimmons: “Các nhân chứng của vụ nhảy cầu đã liệng các phương tiện cứu hộ cho người thanh niên này, nhưng anh ta đã không sử dụng chúng.” Lúc 10 giờ sáng cùng ngày, cảnh sát địa phương đã bắt đầu cuộc tìm kiếm.

“So thời điểm những lời nói của Thịnh với sự mô tả của bài báo, tôi tin rằng cháu tôi đã tự vẫn.” Ông Tường cho biết, cháu của ông đã tốt nghiệp thạc sĩ kiến trúc sư tại Việt Nam, nhận học bổng của chính phủ Việt Nam sang Hoa Kỳ du học, chưa bao giờ có hiện tượng tâm thần hoặc thần kinh. “Tuy nhiên, 4 ngày trước khi cháu mất tích, cháu không được bình thường.”

Ông Tường cho biết Thịnh luôn miệng nói rằng có người đang muốn hại anh; rằng anh đã “thua cuộc chơi này,” và “con đã hại bố mẹ con.” Thịnh nói với ông Tường là hình ảnh của anh đang bị sử dụng để bôi nhọ anh; rằng kẻ xấu đã gởi những bức hình ấy đến các cơ quan chịu trách nhiệm về việc du học của Thịnh, là Bộ Giáo Dục Việt Nam, Bộ Ngoại Giao Việt Nam, trường I.I.T. và một số nơi khác.

Ngay sau khi thấy cháu mình có hiện tượng không bình thường, theo ông Tường, là “extremely depressed” (rất stress), ông đã lái xe từ Louisiana sang Chicago để giúp cháu. “Quá muộn. Khi tôi đến nơi, Thịnh không có mặt tại phòng của mình. Trong phòng, Tường để lại những lọn tóc của anh, do anh cắt để lại.” Ông Tường tin rằng, với những hành động và lời nói như vậy, Thịnh có lẽ đã ở trong một hoàn cảnh cực kỳ căng thẳng, nhưng không hề hoang tưởng bị hại. “Hoang tưởng phải là một quá trình dài. Những điều xảy ra với cháu Thịnh chỉ trong 4 ngày.”

Trong e-mail của anh Nguyễn Quốc Toản, anh ruột Thịnh, gởi từ Việt Nam sang báo Người Việt, có đoạn viết: “Em Thịnh cũng nói rằng do có những thông tin, hình ảnh bôi nhọ danh dự của em, nên Lãnh Sự Quán Việt Nam có kêu em nhắc nhở, Thịnh nói rằng trường I.I.T. cũng không chấp nhận em và sắp đuổi học em.”

Bức thư còn có đoạn: “Do em Thịnh là một người hiền lành, thật thà, ít va vấp trong cuộc sống, chỉ biết học và làm việc chuyên môn cho tốt, lần đầu tiên xa nhà quá lâu, bị áp lực học tập, công việc và đặc biệt là lại bị một kẻ nào đó (có thể là đồng nghiệp) ghen ghét khủng bố tinh thần, dẫn đến nghi ngờ tất cả mọi người xung quanh, không tâm sự chia sẻ với ai để giải tỏa được, lại cảm thấy tương lai đóng sập trước mắt, nên đã phát bệnh...”

Nguyễn Quốc Thịnh sinh ngày 6 Tháng Bảy, 1976 tại Nam Ðịnh. Anh đã tốt nghiệp cao học kiến trúc tại Việt Nam và sang Hoa Kỳ ngày 21 Tháng Tám, 2005. Ông Tường, cậu của Thịnh cho biết: “Thịnh chỉ quanh quẩn chơi với các du học sinh từ Việt Nam sang mà thôi.”

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi những tin tức liên quan đến sinh viên Nguyễn Quốc Thịnh, và sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất. (T.G.)

nv

dimanche 22 avril 2007

Tin tức ở Mỹ 4/2007

Mỹ Nợ Tq 87 Tỉ Đô: Cao Nhất Toàn Cầu 4/22/2007
Cali: Lãi Tăng, Nhà Bị Siết Nợ Vọt Kỷ Lục 4/22/2007
98.7% Thực Phẩm Vào Mỹ Nguy Cơ Nhiễm Độc 4/22/2007
Bảo Hiểm Tăng 87% Thợ Mỹ Nặng Gánh 4/22/2007
Các Cựu Tướng Mỹ Xin Bush Lo Giảm Khí Thải 4/22/2007
Mỹ: Sông Hồ Cạn, Thiếu Nước .. 4/22/2007
Các Thành Phố Mỹ Ven Biển Nguy Cơ Bị Chìm Dưới Nước 4/22/2007
Cali: Giá Xây Dựng Trồi Sụt Tùy Số Lượng Di Dân Lậu Vào 4/22/2007
Texas Càng Kẹt Xe Kéo Trì Trệ Kinh Tế Toàn Cầu 4/22/2007
Cali Góp 20 Triệu Đô Cho Ứcv Tổng Thống 4/22/2007
Tỉ Lệ Dân Mỹ Đen Phạm Tội Nhiều Gấp 7 Lần Mỹ Trắng 4/22/2007
Sắp Có Bảo Hiểm Lương Bổng Trả Cho Thợ Mỹ Trên 50 Tuổi 4/22/2007
Địa Ốc Trì Trệ, Thợ Xây Dựng Ở Mỹ Thất Nghiệp Gia Tăng 4/22/2007
550,000 Dân Mỹ Hài Lòng Chọn Bệnh Viện Nhỏ Điều Trị 4/22/2007
77% Công Nhân Mỹ Bất Mãn Vì Thu Nhập Giảm Thê Thảm 4/22/2007
Cali Gây Quỹ Giúp Sinh Viên Di Dân Lậu Được Vào Đại Học 4/22/2007


Bạn & Thuế
Làm Sao Truy Cập Thông Tin Tiền Refund Chưa Nhận Được Thúy Chi, IRS/SPEC. Thứ Tư, 4/18/2007, 12:02:00 AM
Bạn đã nộp đơn khai thuế lợi tức Liên bang và biết được bạn sẽ nhận lại một số tiền thuế đã đóng dư trong năm trước
CP 2000: Thông Báo Của IRS Lợi Tức Tường Trình Chưa Đủ Thúy Chi - IRS/SPEC
Thuế Vụ: Hiểu Các Mã Số Trên Thông Báo Của IRS Thúy Chi - IRS/SPEC

3.2 Triệu Việc Làm Sản Xuất Từ Năm 2000 Rời Mỹ, Biến Mất

3.2 Triệu Việc Làm Sản Xuất Từ Năm 2000 Rời Mỹ, Biến Mất

Việt Báo Chủ Nhật, 4/22/2007, 12:02:00 AM

Washington (AP).- Ba tuần trước đây thôi, Dawn Zimmer trở thành một con số thống kê. Bà là tài xế xe vận tải của nhà máy Freightliner ở Portland, Oregon đã bị sa thải. Trường hợp thất nghiệp của bà, cùng với 800 đồng nghiệp khác đã nối dài thêm vào dòng những người thợ thất nghiệp trong những năm gần đây. Ước tính có tổng cộng 3.2 triệu việc làm --của một trong sáu (1/6) các nhà máy -- đã biến mất từ đầu năm 2000. Nhiều người dân Mỹ đã có cái nhìn bi quan: những công việc đó không bao giờ có lại được.

Người ta còn tính được, 84% lực lượng lao động Mỹ đang được thuê mướn trong khu vực dịch vụ, so với năm 200 là 81%. Khu vực này đã thêm 8.48 triệu việc làm kể từ đầu năm 2000.

Một số nhà kinh tế cho rằng Hoa Kỳ đã trải qua một chu kỳ tiến hóa kinh tế bình thường, đi từ nông trang tới nhà máy và nay là khu vực dịch vụ.

Trong khi đó, theo Alan Blinder, nhà kinh tế Princeton, cựu phó Thống Đốc Quỹ Dự Trữ Liên Bang trong thời kỳ chính phủ Clinton nói rằng số việc làm có thể bị đưa ra nước ngoài sẽ lên tới 40 triệu việc trong thời gian từ 10 tới 20 năm tới.

Một cuộc tranh cãi sắp diễn ra tại Quốc Hội trong những tháng tới đây trong khi chính phủ Bush cố gắng thu thêm phiếu cần thiết cho chính sách mậu dịch tự do. Đã có thêm nhiều ý kiến đòi gia tăng sự bảo hộ đối với công nhân Hoa Kỳ chống lại các hoạt động mậu dịch tự do và thúc đẩy các mục tiêu bảo hộ như thế đối với bảo hiểm lương bổng và huấn luyện, đào tạo công việc dành cho những người có thể bị tổn hại do toàn cầu hóa.

vendredi 13 avril 2007

Mỹ: Nhiều Thành Phố Lớn Dung Dưỡng Di Dân Lậu

Mỹ: Nhiều Thành Phố Lớn Dung Dưỡng Di Dân Lậu
Việt Báo Thứ Sáu, 4/13/2007, 12:02:00 AM

Gần 10 thành phố lớn tại Hoa Kỳ được biết đến như là an toàn khu của di dân bất hợp pháp, gồm New York, San Francisco, Los Angeles, Chica, Dallas - tại những nơi này, cảnh sát bị cấm xét hỏi quy chế cư trú trước khi bắt người.
Các nhà tranh đấu muốn đưa thêm khu vực thủ đô Washington D.C. vào danh sách. Điều khôi hài là QH liên bang không chấp nhận chính sách như trên trong đạo luật cải tổ di trú năm 1996, nhưng lại không quy định các hình thức trừng phạt. Vì thế, các thành phố không sợ, ngay cả Washington D.C. nơi đặt toà nhà lập pháp liên bang.
Ông David Thurston, viên chức Ủy Ban vì quyền di dân chi hội Washington D.C., nói "điều ấy không ngạc nhiên, vì nhu cầu của thực tế bắc nhịp cầu giữa những người hợp pháp và bất hợp pháp, là tạo tự tin cho công nhân bất hợp pháp".

jeudi 12 avril 2007

Hứa Hẹn: Việt Kiều Về VN Dưới 90 Ngày Miễn Thị Thực

Hứa Hẹn: Việt Kiều Về VN Dưới 90 Ngày Miễn Thị Thực
Việt Báo Thứ Năm, 4/12/2007, 12:02:00 AM

HÀ NỘI- Theo báo Tuổi Trẻ, Tiền Phong, ngày 10/4/2007 vừa qua, trao đổi với các phóng viên bên lề "Hội nghị toàn quốc sơ kết 3 năm triển khai Nghị quyết 36 của Bộ chính trị", thứ trưởng Ngoại giao CSVN Nguyễn Phú Bình cho biết "hiện nay các phương án miễn thị thực cho kiều bào đang được Bộ công an và Bộ ngoại giao phối hợp thực hiện. Theo dự kiến, nếu Việt kiều về nước trong vòng 90 ngày sẽ được miễn thị thực."

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, Tiền Phong, viên thứ trưởng Ngoại giao CSVN cho biết thêm: "Nếu quá thời gian đó, vẫn phải có thị thực. Sẽ có sự sàng lọc giữa những người đủ và không đủ điều kiện nhập cảnh theo qui định của nhà nước.Việc này hiện nay mới đang trình, khi nào có quyết định chính thức bộ Ngoại giao sẽ thông báo rộng rãi".

mercredi 11 avril 2007

Chữa Bệnh bằng Tâm linh là Gì ?

Chữa Bệnh bằng Tâm linh là Gì ?
Chữa bệnh bằng khoảng cách qua điện thoại hay trên làn sóng điện có thực không..?

Đây là phép Phép chữa bệnh bằng Tâm Linh Hay Quyền năng Tư tưởng, hay ngời ta còn gọi bằng Năng lượng sinh học hay khả năng ‘tiềm ẩn’ của con người đều có những liên quan xuất phát từ pháp môn Yoga mà trong kinh Vệ Đà – Ấn Độ đã có nói tới từ hàng chục ngàn năm trước..mà một số các vị Thày hay các Đạo Sư vẫn xử dụng nó để giúp cho những ai có đủ ‘cơ duyên’ với họ..Đây là một pháp môn tu – luyện cả thể xác lẫn tinh thần một cách rất khoa học, không có tính chất huyền hoặc – mê tín. Người tu luyện phải giữ cho tâm an – trí tịnh và sống trong Thanh tịnh – Yêu thương – tha thứ, và hiểu được những ‘định luật’ trong Vũ trụ, và hợp nhầt làm một với cái năng lực tốt lành đó của Vũ trụ hay với Thượng Đế, thì ta sẽ có thể xử dụng được cái năng lực đó để giúp người. Không những nó có thể chữa lành cái ‘thân bệnh’, mà còn có thể ‘điều chỉnh’ lại những cái rối loạn về tinh thần.. và ngay cả nó còn có thể giải trừ những loại ‘nghiệp bệnh’ hay bị tà ma – thư ếm.. với những ai có đủ niềm tin và có ‘duyên' với người Thầy tâm linh đó..Vì lối chữa bệnh này không cần dùng một viên thuốc nào, và nhiều khi ngay cả không cần gặp mặt, nên người bệnh cần có niềm tin mãnh liệt và theo sự hướng dẫn của người thầy, để có thể nhận được nguồn năng lượng này ‘truyền’ vào để nó ‘tự’ điều chỉnh những rối loạn trong cơ thể mình (cả thân lẫn tâm’ bệnh.)

Từ gần 10 năm nay với lối “chữa bệnh bằng tâm linh” trên các đài phát thanh ở Nam California như : đài SÀI GÒN CALI, đài VN, đài MẸ VN, đài TIẾNG NÓI QUÊ HƯƠNG, đài VIỆT NAM TỰ DO và VRN ở DALLAS (khỏang năm 2000) ..mà thầy Vũ Bội Quang Khôi đã giúp cho hàng trăm người khỏi những bệnh nan y, hàng ngàn người tìm được an vui trong đời sống ..(hầu hết việc chữa bệnh này đều có những bằng chứng cụ thể như thư viết tay, thâu âm, hay thâu video của người bệnh nói lên những cảm nhận huyền nhiệm ngay trong cơ thể và tâm thức họ và những sự bớt hay khỏi bệnh và những lời cảm tạ..)Tại sao qua làn sóng điện lại có thể chữa lành bệnh? ( vì đa số người bệnh được khỏi, họ ở những tiểu bang khác hay ở những nước khác, chưa từng bao giờ gặp mặt thầy Khôi..). Thầy Khôi cho biết, ông đã dùng “Quyền năng tư tưởng “ để chuyển di cái năng lực tâm linh này đến người bệnh, dù họ ở bất cứ đâu trên thế giới – như trong kinh sách có nói : “Sức mạnh tư tưởng có thể dời non lấp biển được, chứ đừng nói chi đến việc chữa lành cái thân bệnh“ Những quyền năng này, đấng Sáng Tạo hay Thượng Đế đã cho sẵn tất cả chúng ta – ta có thể ‘tự’ chữa lành bệnh cho mình – cơ thể của ta có khả năng tự điều chỉnh những bệnh, và bệnh là do những sự ‘rối lọan’ trong cơ thể mà ra.Bệnh vì ta sống trong sự lọan động của đời sống vật chất với những tham lam – sân hận.. và không hiểu được những định luật của Vũ trụ. Khi người bệnh có đủ Niềm tin – và có cái tâm thành ( hay có duyên) thì họ sẽ nhận được nguồn năng lượng tâm linh đó từ người thầy ‘phát’ ra. Khi họ nghi ngờ hay không có tâm thành, thì tự họ đã tự khép chặt ‘tâm’ họ lại và không để cho năng lượng đó đưa vào…Vì thế thầy Khôi vẫn nói “ Tôi giúp cho quí vị có 50%, nửa phần còn lại là do niềm tin của quí vị và quí vị có theo đúng sự hướng dẫn của tôi không ..)Với lối chữa bệnh bằng tâm linh này, trong thời gian chữa trị, người bệnh cần sống trong sự thanh tịnh và yêu thương – tha thứ ..và không nên làm những cái gì có hại cho sức khỏe của mình, thì chóng được khỏi hơn..!Lối chữa bệnh này như thế nào?Sau đây là lời hướng dẫn của thầy Khôi :“Khi tôi chữa, hay khi tự chữa ở nhà nghe những cái CD để tự chữa bệnh hãy uống một ly nhỏ nước lạnh, ngồi theo lối thiền hay ngồi trên ghế cũng được (nếu không ngồi được có thể nằm), mắt nhắm lại, lưng giữ cho thẳng, cơ thể và tinh thần để cho buông thả – thoải mái (relax), giữ cho tâm an – trí tịnh lúc này, không nên suy nghĩ gì hết, nên chọn nơi yên tịnh. (vì khi bị chia trí sẽ không nhận được nguồn năng lượng tâm linh này từ người thầy ‘truyền’ đến.). Chắp một tay trước ngực, tay kia, đau ở đâu hãy để vào chỗ đó, hãy nghĩ mình đang nhận được nguồn năng lực từ đỉnh đầu tôi truyền đến và hướng dẫn nó tới chỗ đau để nó ‘tự’ điều chỉnh những rối loạn trong cơ thể mình. Bây giờ hãy Hít vào bằng mũi và Thở ra bằng miệng 5 lần – chậm và sâu – khi hít vào đồng thời nghĩ đang lấy cái ‘tiên thiên khí từ trên đỉnh đầu xuống – nó sẽ đi dọc theo xương sống rồi đi khắp nơi trong cơ thể ..Khi thở ra hãy đồng thời nghĩ là đẩy những cái bệnh – cái truợc ra ngoài cơ thể.. Sau 5 lần như vậy hít thở lại bình thường bằng mũi..Hãy luôn nghĩ tới cái đỉnh đầu từ đó đang nhận được nguồn ‘tiên thiên khí’ tôi đang đưa xuống ..Để điều chỉnh những rôi lọan trong cơ thể.. và luôn giữ tam an – trí tịnh lúc này. Trong mỗi lần chữa khoảng từ 15 tới 30 phút (càng lâu càng tốt, càng nhiều lần bệnh càng chóng khỏi)Lúc bắt đầu, thở như vậy (hít vào thở ra 5 lần), lúc giữa chùng thở như vậy, và trước khi ngưng cũng thở vào – ra như vậy 5 lần..) Và hãy luôn nghĩ từ nơi luân xa 7 – trên đỉnh đầu, đang nhận được ngưồn năng lượng tâm linh do tôi gửi đến.(điều này rất quan trọng, vì mỗi người thầy có được quyền năng để chữa bệnh đều là một ‘trung tâm’ phát ra năng lực của Vũ trụ, nếu mình tin vào Ai thì phải hướng về người đó thì mới nhận được (các vị đạo sư, các vị giác ngộ, các vị giáo chủ đều là những vị thầy phát ra các năng lực, nếu ta tin ai thì phải hướng về người đó mới nhận được.)Thí dụ quí vị muốn nghe đài BBC hay VOA, dù quí vị ở kháp nơi trên thế giới, quí vị chỉ cần mở đúng tần số của đài đó là quí vị có thể nghe đuợc. Vì công suất đài đó đủ mạnh và quí vị mở đúng tần số nên mới nghe được..”Mỗi tuần, người bệnh cần liên lạc với tôi một lần để cho tôi biết những cảm nhận trong người và diễn tiến của bệnh để được chữa tiếp và hướng dẫn thêm..Thầy Khôi nói: “Bệnh tật hay những tai ương họan nạn tới, nó đều có một ý nghĩa ‘nhắc nhở’ ta một điều gì đó, mà có lẽ, khi ta khỏe mạnh – thành công – hạnh phúc.. ta không có thì giờ để suy gẫm.. Vì thế bệnh họan là điều ‘tốt’ và cần thiết để giúp cho ‘Linh hồn’ ta tiến hóa, vì ta không chỉ là cái ‘thân xác” này, mà còn là cái ‘hồn’ và cái ‘tinh thần’ bất diệt nữa …Ta đã có nhiều kiếp trước, và sẽ còn nhiều kiếp sau nữa, để ta có ‘dịp’ sửa đổi tính tình – mở rộng sự hiểu biết để tiến dần đến sự ‘hợp nhất’ với Thượng Đế .. đó là ước mong của linh hồn, khi nó trở lại với cái xác phàm này..! Và nó nằm trong cái “Tiến trình tiến hóa” của con người …Những người bị bệnh nan y – hay nghiệp bệnh cần phải ‘tu học’ . Tu đây là tu tâm – sửa tính, để đi tìm những sự hiểu biết mới về sự ‘huyền nhiệm’ của ‘Con Người và Vũ trụ’ – để tìm về cái Chân ngã – cái con Người đích thực của mình – đây không phải lối ‘tu’ của các tôn giáo, không có những ‘giáo điều ‘, không phải thờ lậy – van xin một Ai cả ..mà qua sự ‘hiểu biết’ để tìm về con người ‘đích thực’ của mình, tìm về cái ‘Phật tính ‘ cái ‘Thượng Đế tình’ vốn sẵn có bên trong mỗi chúng ta.. Chữa bệnh bằng tâm linh là từ cái ‘tâm linh thiêng’ của người thầy đến cái ‘tâm linh thiêng’ của người bệnh – khi họ ‘mở’ tâm ra với mọi người thì họ sẽ mau nhận được nguồn năng lực tâm linh này..”Trên thế giới này có nhiều lối chữa bệnh khác nhau, tất cả đều tốt, tùy theo ta hợp với lối chữa bệnh nào ..Vì đây là lối chữa bệnh bằng tâm linh, nên khi người bệnh ‘nói chuyện’ với thầy Khôi trên điện thọai hay khi họ ở nhà ‘tự’ nghe – coi – đọc những tài liệu về tâm linh để ‘tự’ chữa bệnh, có nhiều người có ‘đủ’ Niềm tin và sự Nhậy cảm đã cảm nhận được những sự ‘khang khác’ trong cơ thể và trong tâm thức như có những ‘luồng từ điển’ hay hơi ấm chạy trong người từ đỉnh đầu, có người thấy thân rung chuyển, toát mồ hôi, có người nhắm mắt thấy ‘ánh sáng’ nhiều màu sắc trước trán, có người ngửi thấy mùi hương ‘tâm linh’ hay nghe được ‘âm thanh” từ ‘cõi trên’ và có người thấy cảm thấy người nhẹ nhàng như bay bổng và sự an vui – thanh nhẹ .. Những người bệnh đã nói như vậy trong những giờ chữa bệnh trên Radio của thầy Khôi trước đây..Và sau đó họ thấy khỏe và bệnh bớt nhiều ..“ Với những Ai có ‘Tâm Đạo’ và cái ‘Nguyện’ giúp đời, tôi có thể giúp họ có khả năng để chữa bệnh cho người khác bằng ‘Điện thọai’ dù họ ở bất cứ đâu trên thế giới, vì sức mạnh tư tưởng có thể đi khắp không gian..” Trên thế giới đã có nhiều những vị ‘Đạo Sư‘ có quyền năng vô biên ( xin đọc các cuốn sách : NHỮNG NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG SIÊU PHÀM của GS Đoàn Văn Thông, NHỮNG BẬC CHÂN SƯ YOGI của đạo sư YOGANANDA - BIOGRAPHY OF A YOGI, HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG – THE JOURNEY TO THE FAR EAST của Baird T. SPALDING…) “Quí vị sẽ hiểu rằng ‘con người’ trong ta có quyền năng vô biên, vì chúng ta là một ‘Triết hồn’ từ Thượng Đế - nhưng ta chưa biết Ý nghĩa đích thực cuộc đời này Là Gì? Chưa biết Ta Là Ai? Nên chưa xử dụng được những quyền năng ‘bên trong’ ta .. để giúp đời và xây dựng một thế giới sống trong Yêu thương – Hạnh phúc, không còn những Hận thù – Chiến tranh – đói khổ như bây giờ..Đó cũng là ý nghĩa của ‘Tâm Pháp” – pháp môn chữa bệnh bằng tâm linh này vậy..!..”Xin hãy sống trong Thanh tịnh và Yêu thương ..!
Địa chỉ thầy Khôi:
P.O.BOX 820MIDWAY CITY, CA 92655
Tel: 714. 704.0070 hay 714. 454.4571
Email: vu2300@sbcglobal.net

Chữa Bệnh bằng TÂM LINH là Gì ??
Qua Đài Phát thanh. ! Qua Điện thọai .!
Được Lành ‘Thân – Tâm’ Bệnh..
Chuyện cóTIN được không..?

( Xin mời quí vị cùng tôi ‘thám hiểm vào những sự kiện ‘huuyền bí’ – nhưng không ‘huyền hoặc’ này..Vì nó có những bằng chứng cụ thể, và qúi vị có thể liên lạc hay trực tiếp gặp những nhân chứng sống đó..!)
Thầy Khôi nói : “ Những gì tôi làm, quí vị cũng có thể làm được và còn làm hơn thế nữa..Quyền năng này Thượng Đế đã cho tất cả chúng ta rồi..Hãy tìm vào ‘bên trong’, cái chân ngã, con người đích thực của mình ,và ‘tu luyện’ đúng cách..rồi ta sẽ có được..”
TÂM HƯ sưu tầm
http://anhduong.net/LinhTinh/Nov06/ChuaBinhBangTamLinhLaGi2.htm


Từ gần 10 năm nay ở vùng Orange County – Nam CA, có chương trình phát thanh : ‘GIỜ TÂM ĐẠO Và CHỮA BỆNH bằng TÂM LINH” của Thầy Vũ Bội Quang Khôi. Chương trình này đã được phát trên nhiều đài khác nhau, từ đài Saigòn Cali ( khỏang năm 1997) đến các đài khác như VN Radio, VRN ở Dallas – TX,Sống Trên Đất Mỹ, Mẹ VN, và VNTD..

Nó đã giúp cho hàng trăm người khỏi những bệnh nan y, hàng ngàn người tìm được An – Vui trong đời sống, nhiều người đã thay đổi cả tính tình – Sống thanh tịnh và yêu thương – tha thứ hơn .. không còn nóng giận – khó khăn như trước .Họ biết mở ‘Tâm’ ra hơn với mọi người,bớt đi những tham lam – ích kỷ ,sân hận..

Đó là nhờ cái ‘năng lưc’ Tâm linh của Vũ Trụ, qua ‘trung gian’ thầy Khôi.chuyển đến người bệnh qua điện thọai ( họ gọi từ khắp nơi trên đất Mỹ và thế giới)

Với sức mạnh “Tư tưởng” này, nó có thể đi khắp nơi với motä tốc lực của ‘ánh sánh’ .đa số người bệnh đều có được những ‘cảm nhận’ ngay trong cơ thể họ – hay trong tâm thức nếu họ có đủ niềm tin và nhậy cảm...

..Thầy Khôi cho biết, vì lúc đó, thầy đã hợp nhất với cái năng lượng thanh tịnh – yêu thương của Vũ trụ hay Thương Đế, và dùng cái Sức mạnh Tư tưởng để chuyển di cái năng lượng tâm linh đó đến người muốn nhận, dù họ ở bất cứ nơi nào trên quả đất, vì họ cũng sống trong an tịnh, bằng con người tâm linh của họ nên họ đã nhận được. Đó là luật.” Đồng Thanh Tương Ứng” . Lối chữa bệnh này rất khoa học, không có tính cách huuyền hoặc – mê tín…Vì sức mạnh tư tưởng có thể ‘Dời Non Lấp Biển” được, chứ đừng nói chi chữa lành cái thân bệnh..

“Sức mạnh tâm linh này, đấng SÁNG TẠO hay TĐ đã cho sẵn tất cả chúng ta, nếu ta biết cách ‘tu – luyện’ trong sự hiểu biết, hiểu được những Luật Trời – Luật Vũ trụ.. và sống trong thanh tịnh – yêu thương..thì ta có thể xử dụng được nó để giúp đời..

Quyền năng này không cầu xin - van vái một Ai cho được cả – phải tự tu luyện trong sự hiểu biết ( nếu không xong một kiếp thì phải xong trong nhiều kiếp – nếu ta quyết tâm , chúng ta đã sống rất nhiều kiếp trước, và sẽ còn sống nhiều kiếp nữa . Nếu ta quyết chí thì ta sẽ đạt được .Vì “ AI ĐI TÌM THÌ SẼ GẶP” – hay “ TÂM SANH VẠN PHÁP SANH” ..

Thầy Khôi cho biết, trên thế giới có rất nhiều những vị ‘Đạo Sư’ có quyền năng Siêu phàm trong lãnh vực Chữa Bệnh và nhiều lãnh vực khác.. Xin đọc cuốn ; “ NHỮNG NGƯỜI CÓ QUYỀN NĂNG SIÊU PHÀM” của Gíao sư ĐÒAN VĂN THÔNG

Thầy Khôi không xưng danh là ai hết, thầy nói tôi cũng là người bình thường như qúi vị, khi ta sống bằng con người ‘tâm linh’ hay Chân Ngã hay Phật tính hay TĐ tính của mình , thì ta sẽ có thể làm được những việc siêu phàm để giúp đời..! Trên thế giới có rất nhiều người có quyền năng siêu phàm trên mọi lãnh vực khác nhau.

Còn rất nhiều những chuyện huyền nhiệm nữa, trong muc ‘TÂM LINH’ này, chúng tôi sẽ từ từ cống hiến qúi vị. Như lời thầy Khôi nói : “ Ngay cả những người có tâm lành và có duyên,hay nhậy cảm, khii họ ‘Đọc’ va ‘Coi’ và ;Nghe’ trên WEBSITE lúc này, họ vẫn có thể nhận lãnh cái ‘năng lực tâm linh’ tôi truyền sang cho họ để chữa lành một phần bệnh và tâm được An – Vui..( Lúc đó,họ cần giữ thanh tịnh lúc này với Niềm Tin . Sau đó họ cần gọi cho tôi để được hướng dẫn thêm – Họ là những người có ‘căn cơ’ tốt- nhậy cảm và có những khả năng ‘tiềm ẩn’ bên trong ,nếu tu luyện đúng cách, họ sẽ tiến xa..)

Mọi thắc mắc xin liên lạc
thầy Khôi : 714. 454. 4571 hay 714. 704.0070
Email : vu2300@sbcglobal.net * POBOX 820. MIDWAY CITY, CA 92655

Chữa bệnh và hướng dẫn ‘Tâm Pháp’ ở nhà cho những ai có đủ niềm tin &
có duyên lành..

Sau đây là một vài trường hợp chữa bệnh ..
· xin mời qúi vị theo dõi..

* Với hai vợ chồng ông Nguyễn Đăng NInh ở Los Angeles
Ông Ninh bị đứt gân máu - Stroke trước đây, miệng bị méo, người yếu, tay chân đi đứng khó khăn , mất ngủ ..Sau mấy lầøn nghe chữa bệnh trên đài VNTD và nghe những tài liệu tâm linh ở nhà để tựï chữa bệnh,..Miệng đã hết méo, giọng nói rõ ràng – khỏe mạnh – yêu đời hơn truớc..
Đặc biệt : Nốt ruồi trên mặt to bằng hạt đậu đen đã mờ đi và xẹp xuống sau một vài tuần ..! Qúi vị có thể coi Video về nhiều người được chữa lành bệnh..( Giống như chị HẢI, người Công giáo ở Reseada – CA, sau khi khỏi bệnh đau tay, đau lưng, vết ‘Nám’ trên mặt cũng mờ nhạt đi và đặc biệt : Da mặt như được ‘Lột” và trông trẻ hẳn lại và thông minh ra nữa, chị nói : “ …bây giờ em thấy thông minh lắm, muốn đi học ra Bác sĩ nữa ), chĩ đã ngòai 40 tuổi rồi…( có Video thâu lời chị nói, quí vị nào muốn coi xin liên lạc với chúng tôi..)

Hình trên: Anh ECETERA – nhà báo VIETWEEKLY đang phỏng vấn về việc chữa bệnh kỳ lạ này. Hinh dưới ông Ninh chỉ cái nốt ruồi đã xẹp và nhạt đi cho mọi người coi.
Và bên cạnh lá thư cám ơn và những cảm nhận trong cơ thể khi trong thời gian được chữa..

Đây là một đọan trích ra từ thư ông NINH…..
” …Ngồi yên lặng 15 phút trôi qua, riêng tôi cảm thấy nhẹ nhàng vì tôi mắc bệnh chóng mặt xòang đầu ,khi nằm xuống muốn lộn nhào tưởng chừng như té. Tôi đã đi đủ Đông Y , Bác sĩ gia đình mà chẳng khỏi.
Hôm tôi ngồi thiền Thầy có hỏi ông có cảm nhận thế nào không. Tôi trả lời như thầy dặn : Đau đâu để tay chỗ đó . Thì tôi thấy một luồng điện nhẹ đi đến vào đầu tôi, lúc đó rang rang nóng . Sự màu nhiệm huyền bí , linh ứng đã đặt vào niềm tin sẵn có, nay càng vững mạnh hơn .Tôi bị xoàng đầu 2 tháng nay. Thương Đế đã phái xuống những vị có đức độ tâm huyết , không màng công danh , sẵn có tấm lòng bác ái vị tha , không nề hà gian khổ cứu nguy đồng báo, điển hình là Thầy Vũ Bội Quang Khôi..


· CHỮA BỆNH bằng ĐIỆN THỌAI từ California về Saigòn.
· Với cô Bùi Thị Thu Thủy bị ung thư trong đầu ở VN,
· Cô Bùi Thị Thu Thủy ở Quận 2 , Saigon . Bị ung thư trong đầu – dưới hộp sọ.
Trước đó 11 năm cô đã bị ung thư ở cổ, đã được mổ lấy ra. BS nói sau 5 năm mà không bị lại thì sẽ khỏi..( bứu độc) , nhưng sau 11 năm nó chuyển lên đầu.Kỳ này các BS đầu hàng cho cô về nhà chờ…( cô là y tá ở BV Saigon). Cô không ăn, không nói được , người hết sức lực, chỉ còn hơn 30 kg , đi đứng rất khó khăn...Má cô là bà Sang ở thành phố Costa Mesa – CA đến cầu cứu thầy Khôi, cứ mỗi chiều Chủ Nhật bà đến dùng thẻ điện thọai gọi về Sàigòn để thầy Khôi chữa cho cô.( Có 2 điện thọai để bà Sang nghe những diễn tiến khi chữa..)
Môi lần chữa là cô Thủy cảm nhận những luồng khí nóng trong người , toát mồ hôi , tay chân rung chuyển , mỗi lần chữa là cô khỏe lên, ăn được, tiếng nói rõ dần. Tới lần thứ 5, cô đã ăn ngon, đã đi dạo chơi ngòai hẻm và vui hơn ..Đến lần thứ 10 cô hòan tòan hết bệnh và đi làm trở lại..Khi cô đi làm lại, các nhân viên bệnh viện kinh ngạc..Cô nói : “ ..Họ tưởng con chết rồi ..! “ Các BS của cô gọi là ‘phép lạ’ ..( có thư và Video thâu cô Thủy khi lành bệnh , và nói về chuyện này..)

Sau nay đây là thư cám ơn của bà Sang, má cô Thủy ở VN
Đây là đọan trích ra từ lá thư…
.” …Thầy cho nghe băng nhạc chữa bệnh, và qua điện thọai viễn liên, Thủy cảm nhận được nguồn thần lực do Thầy tiếp vận . Qua 5 lần chữa trị Thủy bắt đầu ăn được rồi nói rõ lần, gia đình mừng lắm, còn Thủy thì hết lòng tin tưởng , tinh thần phấn chấn nên bệnh thuyên giảm nhanh hơn mọi người ước tưởng.
Đến nay sau 10 lần được Thầy chữa trị sức khỏe Thủy đã hồi phục hơn 90%và đã đi làm việc lại mà không cảm thấy mệt. Thủy ăn, ngủ nhiều, tiếng nói rõ ràng và lớn hơn xưa … “


Và Còn Rất Nhiều những Chuyện Lạ nữa, như chữa bệnh cho những người nghe trên Internet trong giờ “TÂM ĐẠO và CHỮA BỆNH bằng TÂM LINH” ở Đan Mạch, Úc Châu, Thụy Sĩ…trên đài VNTD ở Orange County – CA,
Và chữa cho những người ngọai quốc Mỹ – Pháp ..
Và những Hình ành của những người có ‘quyền năng Siêu phàm’ trên khắp thế giới..Qúi vị có thể coi trong Website “anhduong.net”

Video thâu được về việc chữa bịnh bằng tâm linh

http://www.youtube.com/watch?v=GsZXV0u4g2k

Chữa Bịnh bằng Tâm Linh 2
Chữa Bịnh bằng Tâm Linh 308:31
Chữa Bịnh bằng Tâm Linh 409:29

dimanche 8 avril 2007

BS Việt Phát Minh Không Cần Kính, Vẫn Thấy Rõ

BS Việt Phát Minh Không Cần Kính, Vẫn Thấy Rõ

Việt Báo Chủ Nhật, 4/8/2007, 12:02:00 AM
San Jose: BS Việt Phát Minh Không Cần Kính, Vẫn Thấy Rõ


Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh.

San Jose (Hạnh Dương) -- Hội Đồng Y Khoa của Tiểu Bang California (Medical Board Of California) đã ký một văn bản công nhận một công nghệ kỹ thuật mới gọi tên là Acrysof ReSTOR Lens do một Bác sĩ người Mỹ gốc Việt phát minh, đó là Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, chủ tịch Hội Y-Bác-Sĩ người Mỹ gốc Việt Bắc California.

Mọi người dù là nam hay nữ, khi đến tuổi già thì thị lực của mắt bị yếu mờ đi nên phải đeo kiếng lão. Trong khi đó, lối 15% dân số thế giới bị loạn thị, cận thị hoặc viễn thị đều phải đeo mắt kiếng (glasses). Gần đây, một phát minh về Lasik dùng Laser để điều chỉnh thị lực của mắt là một cải tiến đáng kể, nhưng những người bị rối loạn thị lực đều phải mang mắt kiếng. Những người bị hư đục thủy tinh thể mắt (cataract) ngày nay được giải phẩu để thay thế bằng một thủy tinh thể nhân tạo. Thế nhưng những thủy tinh thể nhân tạo nầy chỉ có thể nhìn xa trong một phạm vị tương đối chứ không giúp đôi mắt điều chỉnh tầm nhìn xa hay nhìn gần như đôi mắt bình thường được. Thế nên người được thay thủy tinh thể nhân tạo phải đeo mắt kiếng mới có thể nhìn gần để đọc sách.

Lần đầu tiên trong lịch sử y học về mắt của Hoa Kỳ và thế giới, một Bác sĩ người Mỹ gốc Việt là Dr. Randal Pham, tức Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, đã nghiên cứu và ứng dụng một phương pháp mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật do ông phát minh để giúp cho những ngươi bị mang kiếng trong mọi trường hợp loạn thị, viễn thị, cận thị hay lão thị và những người thay thủy tinh thể sẽ vĩnh viễn không cần mang kiếng.

Trên báo chí Mỹ trong tuần qua, ông Ben Murach là nhà thiết kế các Rotor của các trạm không gian và phi thuyền Con Thoi của Hoa Kỳ đã cho biết rằng ông đã phải mang kiếng hoặc contact lenses trên hơn 30 năm trong lúc mắt ông cần phải liên tục làm việc trên các máy vi tính để thiết kế Rotors cho trạm không gian.

Ông nói thật là phiền phức với một đôi mắt mà lúc nào cũng phải mang mắt kiếng mỗi lúc một dày lên vì thay đổi độ. Nhưng nay, qua sự giới thiệu của bà Odine Wiens, làm việc hơn 20 năm với tư cách là phụ trách dinh dưởng tại Học Khu Evergreen vừa nghỉ hưu, là người mang kiếng lão trên 5 năm vừa được Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh chữa lành nay khỏi đeo kiếng; ông Ben Murach vui mừng công bố cho báo chí Hoa Kỳ biết rằng ông nay cũng đã được Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh chữa lành và ông vĩnh viễn không cần đeo kiếng nữa.

Thủy Tinh Thể (human lens) ở mắt của con người cũng như một thấu kính (Lens) của máy chụp ảnh. Thủy tinh thể của mắt người được cấu tạo bằng thủy dịch (nước) và Protein. Protein giúp ánh sáng lọt qua và chiếu đọng (focus) trên võng mạc mắt (retina). Theo tuổi già của mắt, Protein bị phân hủy dần và tạo ra màng mờ che lên thủy tinh thể của mắt, làm cho mắt không thể nhìn gần được nên tạo ra chứng Viễn Thị (Presbyopia). Khu vực tối che trong mắt người lúc đó gọi là Cataract (bệnh đục thủy tinh thể).

Nhiều năm qua, y học tại Hoa Kỳ và nay trên toàn thế giới đã giải phẩu bỏ Cataract để thay vào mắt người một thủy tinh thể bằng kính do công nghiệp chế tạo. Nhưng những người sau khi đã thay thủy tinh thể nhân tạo, cũng phải mang mắt kiếng để có thể đọc được sách báo.

Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh là vị bác sĩ nổi danh về vi phẩu thuật mắt, đã nghiên cứu và chế ra một loại thủy tinh thể có khả năng điều chỉnh độ nhìn gần xa, rộng hẹp như một loại kiếng đa tròng (multi-focal and progressive lens).

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Ký giả Hạnh Dương, ông cho biết rằng phát minh mới nầy của ông đã được Hội Đồng Y Khoa của Tiểu Bang California công nhận và ông da94 chữa cho trên 150 bệnh nhân hoàn toàn không cần đeo kiếng nữa. Sự thành công là hoàn hảo với mọi trường hợp về kiếng lão, cận thị, viễn thị, loạn thị hoặc đục thủy tinh thể. Những bệnh nhân dưới 18 tuổi sẽ chỉ được điều chỉnh mắt bằng Lasik để sau đó mới được giải phẩu thay bằng Thủy Tinh Thể Acrysof ReSTOR Lens.

Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh cho biết rằng, hiện đã có một số bệnh viện Hoa Kỳ đang muốn áp dụng phương pháp mới phát minh của ông, nhưng hầu như sự thành công là chưa ổn định. Hơn thế nữa, các bệnh viện tại Hoa Kỳ đang tính giá cho mỗi con mắt không cần đeo kiếng là US$ 15,000/1 mắt. Tức là cần phải có US$ 30,000 mới có thể giải phẩu cho cặp mắt đeo kiếng khỏi phải đeo kiếng suốt đời. Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh nói rằng, ông là người phát minh và ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới Acrysof ReSTOR Lens, và giá giải phẩu hoàn chỉnh của ông là US$ 5,000/một mắt tức US$ 10,000 cho một cặp mắt được vĩnh viễn không cần đeo kiếng nữa.

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=5&nid=105652

195,000 Cựu Binh Không Nhà

195,000 Cựu Binh Không Nhà

Việt Báo Chủ Nhật, 4/8/2007, 12:02:00 AM

Bộ Cựu Chiến Binh Nhức Đầu: 195,000 Cựu Binh Không Nhà

(San Diego).- Bây giờ là thời tiết ấm áp. Căn nhà lều khổng lồ đã được dựng lên từ mùa đông làm nơi cư trú của 150 cựu quân nhân đang được dở đi. Marvin Britton, một cựu nhân viên quân cảnh nói: 'Đối với phần lớn chúng tôi, nơi ngã lưng các các vệ đường.' Ông giải ngũ vào năm 1970 sau ba đợt chiến đấu tại VN. Trong khi đó đối với Toni Reinis, người đang điều hành công ty New Directions Inc, một trung tâm chống lạm dụng ở Los Angeles cung cấp trợ cấp an cư và sức khỏe cho các cựu binh không nhà thì nói rằng 'chúng tôi có vẻ như đang chiến đấu chống lại cái…đồng hồ. Thời gian trôi nhanh mà công việc thì quá nhiều.'

Theo Bộ Cựu Chiến Binh (Department of Veterans Affairs - VA) hiện có khoảng 195,000 cựu quân nhân lang thang, không nhà. Vào mùa thu qua, VA ước lượng một số lượng khoảng 9,600 giường không cung cấp đủ cho các cựu binh này. VA đã cam kết sẽ tài trợ để mua trên 1,800 chiếc giường nữa vào cuối năm nay và đang tìm kiếm khoản ngân quỹ 15 triệu đô từ Quốc Hội để mua thêm giường.

Tính cho tới năm 1987, không có chương trình nào tài trợ cho cựu chiến binh không nhà, nhưng hiện nay thì đã có trên 200 chương trình, theo chủ tịch các chương trình cựu chiến binh không nhà của VA, ông Peter Dougherty. Theo ông thì mục tiêu của tổ chức này là giải quyết sớm các vấn đề tồn đọng, trước khi chấm dứt tình trạng cựu binh lang thang ngoài đường.

Trong hai năm qua, VA đã phân loại 1,049 cựu chiến binh ở Iraq và Afghanistan trở về gặp nguy cơ lâm vào tình trạng không nhà. Trong số này, khoảng 300 người đã tìm được nơi ăn chốn ở. Hiện nay mỗi cựu chiến binh nhận được khoảng 30 đô/ngày từ VA, nhưng người ta mong số tiền này sẽ tăng lên được 70 đô/ngày. Số tiền tăng thêm này từ các tổ chức tư nhân, cá nhân, từ chính phủ và kể cả các hoạt động gây quỹ.

Mùa đông vừa qua có tới ¾ cựu chiến binh chống chọi với mùa đông dài trong các căn lều ở San Diego, trong đó có nhiều cựu chiến binh từ VN trước đây, như Britton mà mùa hè thường sống ở dưới các gầm cầu. Một số khác bị nghiện ma túy và rượu được các chương trình khác giúp đỡ tái định cư.

Căn lều khổng lồ này do tổ chức vô vị lợi Làng Cựu Chiến Binh ở San Diego dựng lên, cùng với một nhà trọ cũ có 87 giường, nâng tổng cộng số đường lên tới 224.

62% Người Dân Cali Cao Niên Còn Đi Làm

62% Người Dân Cali Cao Niên Còn Đi Làm
Việt Báo Chủ Nhật, 4/8/2007, 12:02:00 AM

(MEDIANEWS) - Hiện nay ở Calif. có nhiều người cao niên vẫn còn đang làm việc hơn cách đây một thập niên, lý do là vì những người cao niên trong thời đại này khoẻ mạnh hơn, nhưng cũng vì họ lo lắng về vấn đề kinh tế.

Theo Văn Phòng Thống Kê Dân Số, trong năm 2006, có gần 62% dân Calif. từ 55 đến 64 tuổi đang làm việc, cao hơn so với chỉ có 54% trong năm 1995.

Từ năm 1979 đến 1995, tỷ lệ những người trong độ tuổi từ 55 đến 64 trong lực lượng lao động chỉ tăng có 1%.

Số người sau độ tuổi về hưu vẫn còn làm việc cũng tăng so với những năm trước: trong năm 2006, có hơn ¼ người sau độ tuổi về hưu, cao hơn so với khoảng 1/5 trong năm 1995.

Các tác giả của các bản báo cáo trên đây cho rằng nguyên do của những sự thay đổi này là vì những người cao niên ở Calif. muốn được tiếp tục hoạt động trong những năm sau của cuộc sống.

Các nhân viên có học vấn thường mong muốn được tiếp tục làm việc hơn.

Những người dân Calif. cũng sống lâu hơn và khoẻ mạnh hơn.

Số phụ nữ cao niên tiếp tục làm việc tăng. Tỷ lệ phụ nữ tuổi từ 55 đến 69 đang làm việc đã tăng từ 32.4% trong năm 1979 lên đến 46.4% trong năm 2006.

Một số người dân cao niên ở Calif. cho biết rằng vấn đề tài chánh cũng làm cho họ lo lắng, vì vậy họ cần làm việc lâu hơn để cho quỹ hưu trí của họ được nhiều hơn.

Các bản báo cáo cũng cho biết rằng số lượng người cao niên ở Mỹ phải trả phân nữa thu nhập cho chi phí y tế sẽ tăng lên đến 1/10 trước năm 2019.

Quỹ an sinh xã hội đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người cao niên; quỹ này đã giúp cho 1 triệu người cao niên thoát khỏi cảnh nghèo khó.

Giá Nhà Seattle Tăng Vọt: 51% Thợ Ở Nhà Thuê Thật Xa

Việt Báo Chủ Nhật, 4/8/2007, 12:02:00 AM
Giá Nhà Seattle Tăng Vọt: 51% Thợ Ở Nhà Thuê Thật Xa

Giá nhà ở vùng Seattle tăng cao. Nhiều nhân viên với mức lương trung bình không thể mua nổi nhà ở.

Chính phủ thành phố Seattle đang tìm cách giải quyết vấn đề thiếu nhà với giá vừa phải.

Năm ngoái, một người độc thân có mức lương trung bình ở Seattle kiếm được đủ tiền để mua một căn nhà với giá thấp hơn $200,000. Một gia đình có mức lương trung bình có thể được một căn nhà giá $280,000. Nhưng giá một căn nhà trung bình ở Seattle đã lên đến khoảng $450,000 cho một căn nhà biệt lập và $290,000 cho một căn chung cư.

Các gia đình có mức lương trung bình có thể mướn chung cư, tuy nhiên giá mướn một căn chung cư cũng đã tăng: giá mướn một căn chung cư trung bình có 1 phòng ngủ tăng 8.5% vào năm ngoái, và số lượng chung cư bỏ trống giảm 17% xuống còn 3%.

Chỉ có 49% nhân viên làm việc ở Seattle cư ngụ tại thành phố Seattle.

Chính phủ có các chương trình giúp đỡ cung cấp nơi cư ngụ, nhưng chỉ dành cho người nghèo. Đối với những người có thu nhập trung bình, chính phủ Seattle chưa có chương trình giúp đỡ.

Các viên chức phụ trách về vấn đề nhà ở đang tìm cách giúp đỡ những người trung lưu mua hay mướn được nhà. Virginia Felton, phát ngôn viên của ban Housing Authority, nói, "Chúng tôi không muốn Seattle trở thành một thành phố mà bạn phải thật giàu hoặc thật nghèo mới có thể có nơi ở."

Dân Cali Tới Tiểu Bang Khác Bị Dân Hàng Xóm Tẩy Chay

Dân Cali Tới Tiểu Bang Khác Bị Dân Hàng Xóm Tẩy Chay
Việt Báo Chủ Nhật, 4/8/2007, 12:02:00 AM

Từ năm 1991, số cư dân Cali rời khỏi tiểu bang nhiều hơn số người đi vào. Nhưng họ đi đâu? Năm tiểu bang đứng đầu có số cư dân California dọn tới nhiều nhất trong thời gian từ năm 2000 cho tới năm 2005 là Arizona, Nevada, Texas, Washington và Oregon, theo William Frey, chuyên gia về dân số của Viện Brookings.

Một số cư dân California hy vọng sẽ tìm được nhiều thứ ở tiểu bang của họ - không gian thoáng đãng, không khí sạch và ít nạn kẹt xe. Vì thế mà họ bán nhà để tìm kiếm một sự đổi thay, dọn tới vài nơi nào đó ở phía tây, mua một căn nhà lớn hơn và chấp nhận những cái nhìn trách móc của người dân địa phương. Họ đổ thừa cho giá nhà tăng cao, và sự di chuyển chỗ ở như vậy có lợi cho họ.

Shirley Vander 34 tuổi, cư dân Cali cũ đã dọn tới Bozeman, Mont 4 năm về trước. Cô cảm thấy thái độ chào đón tử tế của những người hàng xóm, nhưng cô có cảm giác rằng đàng sau sự tử tế đó là thái độ khiến cô có cảm giác rằng cư dân Mont không thích người California. Cũng vậy, John Wilker và vợ ông dọn từ Riverside tới Highlands Ranch, Colo, hồi năm 2005. Họ được yêu cầu phải đổi bảng số xe liền nếu không muốn bị đẩy ra khỏi đường. Ông tự an ủi, bằng cách nghĩ đó là câu nói đùa mà thôi.

Đối với nhiều người phương Tây, California được coi là một tiểu bang có nhiều việc làm. Cộng với đặc điểm là một cửa ngỏ phía Tây, nơi cư dân không cảm thấy thú vị gì khi bị chính quyền tiểu bang kiểm soát chặt chẽ mọi hành tung, thái độ của họ. Đã vậy, người Cali có khuynh hướng chạy theo giá nhà, có vài người đổ thừa cho việc sụt giá vì nhiều nhà đầu tư đã chộp lấy hết nhà rẻ, rồi chờ giá đẩy lên cao để bán lại, tạo ra quá nhiều nhà tồn đọng trong các thành phố như Las Vegas và Phoenix. Nhiều người tin rằng những thành phố đó rồi sẽ trở thành vùng phụ cận của thành phố Los Angeles.

Trong khi đó thì Colorado đã từ đỏ biến sang xanh trong bốn năm trở lại đây, với những thứ mà cư dân Cali cũ đã có trong tay, chẳng hạn như lệnh cấm hút thuốc hiện nay. Nevada, nơi mà bài bạc và hút xách đi liền với nhau, trước đó đã ban lệnh cấm nghiêm ngặt nhất trong nước. Hiện nay không có hút thuốc trong các nhà hàng, trong bar rượu có bán thức ăn và chung quanh các máy móc trong các cửa hàng thực phẩm và trạm xăng. Còn Connie Feulner là nhân viên tiếp rượu tại Bar Jake ở Las Vegas. Khi khách hàng nói về lệnh cấm đã trở thành hiệu lực hồi Tháng 11, cô chỉ mỉm cười im lặng. Cô không dám nói với khách hàng rằng cô là người sống thường xuyên ở California.
 
Model mtva Model mtva Vdict