1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] (10.H_mt) (11.H_qh)

jeudi 7 juin 2007

Dự luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú ảnh hưởng đến người Mỹ gốc Việt ra sao?

Dự luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú ảnh hưởng đến người Mỹ gốc Việt ra sao?
2007.06.07
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Thứ Ba 5 tây vừa rồi là ngày thượng viện Mỹ tái nhóm để thảo luận chi tiết về Dự Luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú Thượng Viện S1348 do hành pháp của tổng thống Bush chuyển qua. Nếu được thông qua và thành luật thì hệ thống mới sẽ ảnh hưởng đến 12 triệu di dân bất hợp pháp ở Hoa Kỳ, trong đó có một số nhỏ người Việt.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe

Trang web của State.gov
Nhưng điều khiến người Mỹ gốc Việt nói riêng cảm thấy lo nhất là nếu dự luật được thông qua thì coi như họ mất quyền bảo trợ thân nhân từ trong nước qua đoàn tụ gia đình với mình.

Đến với mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay là ông Nam Lộc, giám đốc chuyên trách di dân và tị nạn thuộc USCC, Cơ Quan Từ Thiện Công Giáo Hoa Kỳ ở Los Angeles, bang California. Làm việc với USCC 33 năm nay, am hiểu chi tiết và đang theo dõi mọi thông tin về Dự Luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú Thượng Viện S1348, ông Nam Lộc giải thích:
“Suốt mấy năm nay có thể nói chính phủ Hoa Kỳ cũng như rất nhiều vị dân cử ở quốc hội muốn hình thành một hệ thống di trú mới và đặc biết là giải quyết vấn đề hơn mười triệu người sống bất hợp lệ ở Hoa Kỳ. Tất cả đều đồng ý là không có một phương cách nào để không cho họ tiếp tục sống ở đây bởi họ đã sinh con đẻ cái và có những liên hệ chặc chẻ với đất nước này gần 20 năm qua.

Đồng thời kế hoạch trục xuất 12 triệu người bất hợp lệ ra khỏi đất nước này là điều không thể thực hiện được. Vì thế cho nên cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà cũng như hành pháp và quốc hội đồng ý tiến đến một dự thảo luật để cải đổi hệ thống di trú và hợp thức hoá cho khoảng 12 triệu người đang có mặt bất hợp lệ ở Hoa Kỳ.

Nội dung của bản dự thảo đã được công bố và nếu có nhiều người ủng hộ kế hoạch hợp thức hoá thì cũng có rất nhiều điều khoản làm cho những công dân Hoa Kỳ hay những thường trú nhân phản đối, đặc biệt là vấn đề bãi bỏ các diện bảo trợ gia đình theo thứ tự ưu tiên.”

Ảnh hưởng nặng nề
Suốt mấy năm nay có thể nói chính phủ Hoa Kỳ cũng như rất nhiều vị dân cử ở quốc hội muốn hình thành một hệ thống di trú mới và đặc biết là giải quyết vấn đề hơn mười triệu người sống bất hợp lệ ở Hoa Kỳ. Tất cả đều đồng ý là không có một phương cách nào để không cho họ tiếp tục sống ở đây bởi họ đã sinh con đẻ cái và có những liên hệ chặc chẻ với đất nước này gần 20 năm qua.

Ông Nam Lộc giải thích

Vậy những điểm nào trong dự thảo luật mà người Mỹ gốc Việt lo lắng và cố vận động chống lại, ông Nam Lộc cho biết tiếp :
“Riêng về cộng đồng người Mỹ gốc Việt thì có thể nói rằng thụ hưởng cái quyền lợi hợp thứ hoá thì ít vì đa số đều sống ở Hoa Kỳ hợp lệ . Nhưng việc bãi bỏ hệ thống bảo trợ gia đình qua thứ tự ưu tiên thì nó ảnh hưởng rất nặng nề.

Hầu hết người Việt đến Hoa Kỳ qua diện tị nạn, ai cũng có sự phân ly chia cách với gia đình. Nhiều người đã nộp đơn bảo trợ gia đình, nhiều người đang chờ đợi có quốc tịch để bảo trợ cho cha mẹ anh chị em hoặc con cái đoàn tụ với họ. Với những điều khoản vừa đưa ra trong Dự Luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú Thượng Viện có danh số S1348, đề nghị bãi bỏ hoàn toàn bốn cái ưu tiên .
Ưu tiên thứ nhất là cha mẹ có quốc tịch Hoa Kỳ bảo trợ cho con độc thân trên 21 tuổi, tức diện F1.

Ưu tiên F2B là của thường trú nhân có thẻ xanh, bảo trợ cho con độc thân trên 21 tuổi.
Ưu tiên F3 mà đông đảo người Việt đang chờ đợi nhất là người có quốc tịch Hoa Kỳ bảo trợ cho con đã có gia đình . Đây là đa số những người đến Mỹ theo diện HO.
Sau cùng là ưu tiên thứ tư F4 mà cộng đồng người Việt đang áp dụng rất nhiều, đó là anh chị em có quốc tịch Hoa Kỳ bảo trợ cho nhau.”

Vẫn theo lời ông Nam Lộc, Dự Luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú mà hành pháp và lập pháp Mỹ đang nhắm tới và nếu được thông qua thì còn chứa đựng những điểm quan trọng cần biết:

“Dự Luật cũng đề nghị giảm chiếu khán con cái có quốc tịch Hoa Kỳ bảo trợ cho cha mẹ . Trước nay theo qui chế thì cha mẹ được bảo trợ có chiếu khán ngay lập tức, nhưng với dự thảo đang đệ trình ở thượng viện và nếu được thông qua thì chiếu khán dành cho con có quốc tịch bảo trợ cha mẹ bị giới hạn trong số 40.000 hàng năm, nghĩa là ít hơn một nửa .

Dự Luật cũng đề nghị giảm chiếu khán con cái có quốc tịch Hoa Kỳ bảo trợ cho cha mẹ . Trước nay theo qui chế thì cha mẹ được bảo trợ có chiếu khán ngay lập tức, nhưng với dự thảo đang đệ trình ở thượng viện và nếu được thông qua thì chiếu khán dành cho con có quốc tịch bảo trợ cha mẹ bị giới hạn trong số 40.000 hàng năm, nghĩa là ít hơn một nửa .

Ông Nam Lộc

Với những điều tôi trình bày như vậy thì cộng đồng người Việt đang cảm thấy cái tương lai đoàn tụ gia đình xem như mất đi gần 90% . Ngoại trừ diện bảo trợ cho vợ chồng con cái dưới 21 tuổi thì còn giữ, nhưng mà sau đó thì tất cả đều bị loại bỏ.”
Ông Nam Lộc cho hay đã nhận được quá nhiều tin tức phản ảnh sự hoang mang của đồng hương bên Việt Nam gọi sang , đa số là trường hợp con cái đang chờ đoàn tụ với cha mẹ ở Hoa Kỳ.

“Tuy nhiên tôi cũng xin nhấn mạnh ở đây là trong dự luật này thượng viện Hoa Kỳ nói rõ họ đề nghị sẽ bãi bỏ tất cả những ưu tiên này trong tương lai. Nhưng đặc biệt họ dùng cái “cut off date” tức cái ngày sẽ áp dụng là ngày mùng Một tháng Năm 2005. Có nghĩa là tất cả những đơn nộp bảo trợ qua những diện mà tôi vừa trình bày mà nếu nộp sau ngày mùng Một tháng Năm 2005 trở đi thì cũng sẽ bị loại bỏ.
Và nếu làm như vậy thì hiện nay có vào khoảng 880.000 hồ sơ bảo trợ gia đình ở những qui chế đó có thể trở thành vô giá trị. Đây là một điều khiến nhiều người bất mãn. Mấy hôm nay cộng đồng có nhiều dịp gặp gỡ, liên hệ cũng như gởi thư cho các vị thượng nghị sĩ và dân biểu để vận động.

Tôi được biết thượng viện sẽ cứu xét một tu chính án của thượng nghị sĩ Hagel, đề nghị ngày cut off date tức ngày ảnh hưởng thay vì là mùng Một tháng Năm 2005 thì nên dời xuống ngày mùng Một tháng Một 2007. Một số tu chính án khác cũng hy vọng được tái cứu xét.”

Tiêu cực

Vào khi có sự vận động ráo riết từ các cử tri Mỹ gốc La Tinh , Mỹ gốc Âu và Mỹ gốc Á đối với Dự Thảo Luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú mà tin nói có thể sẽ được thông qua ngày mai, thứ Sáu 8 tây như dự kiến, thì ông Nam Lộc cho rằng câu hỏi hóc búa nhất lúc này là dự luật sẽ được thông qua hay không được thông qua.
Với kinh nghiệm hơn ba mươi năm làm việc cho cơ quan từ thiện Công Giáo trong tư cách giám đốc chuyên trách di dân và tị nạn, ông nói ông chỉ có thể trả lời với tất cả sự thận trọng dè dặt là :

“Có thể nói rằng chưa bao giờ tôi cảm thấy tiêu cực bằng cuộc vận động lần này. Sở dĩ như vậy vì tôi đặt mình trong trường hợp cha mẹ có hai đứa con sắp sửa xuống tàu vượt biên chẳng hạn nhưng chủ tàu chỉ cho một trong hai đứa đi mà thôi, mà mình thương cả hai con, ở lại thì chết hết mà đi thì phải bỏ lại một đứa.

Nhưng mà điều kiện khó khăn nhất là cái điểm thứ tư, tức muốn xin thẻ xanh thì người đương đơn phải trở về quốc gia của mình. Thí dụ mười triệu người Mễ thì phải trở về Mễ cả 10 triệu, thí dụ một trăm ngàn người Việt Nam thì một trăm ngàn đó phải đi về Việt Nam , rồi xin thẻ xanh từ toà lãnh sự Hoa Kỳ chứ không nộp đơn ở bên Mỹ. Sau khi được cấp thì đương sự mới được trở lại Hoa Kỳ .

Ông Nam Lộc

Hiện giờ tôi nghĩ đa số những vị dân cử ủng hộ di dân đều ở trong hoàn cảnh bỏ thì thương mà vương thì tội. Nếu chiều lòng những người tị nạn những người di dân để tiếp tục chương trình đoàn tụ gia đình thì xem như phải đứt ruột để cho hơn 10 triệu người bất hợp kệ không có cơ hội bước ra khỏi ánh sáng của cuộc đời mà họ đã cực khổ suốt bao năm qua.

Còn nếu binh vực những người bất hợp lệ thì đành phải chấp nhận một điều kiện do hành pháp đưa ra là bỏ đi tình trạng “Chain Immigrantion” di dân dây chuyền , nghĩa là nếu cho 12 triệu được hợp thức hoá thì làm sao bảo đảm sẽ không có 12 triệu, 14 triệu hay 48 triệu người khác nếu cứ tiếp tục cho đoàn tụ gia đình như vậy.
Cho nên có thể nói một câu là có lẽ sẽ mất đi diện bảo lãnh theo thứ tự ưu tiên. Cố gắng lắm thì có thể người ta kéo dài thời gian ảnh hưởng, lý tưởng là đến ngày áp dụng và ngày ban hành đạo luật này .”
Thủ tục hợp thức hoá
Trở lại vấn đề cư trú bất hợp pháp, số liệu của các cơ quan di trú Mỹ cho thấy cũng có tình trạng sống chui của người Việt Nam ở đây:

“Chắc chắn là có những người sống ở đây bất hợp lệ. Thí dụ thân nhân từ Pháp, Anh Bỉ Canada sang đây thăm gia đình rồi quyết định ở luôn, hay là những người từ Việt Nam cha mẹ anh chị em sang theo đường du lịch rồi ở lại, cũng có những sinh viên qua đây học rồi tìm việc làm để ở lại hoặc có những liên hệ nào đó nên không muốn trở về vân vân… Những người này sẽ có cơ hội nếu dự luật này được thông qua , họ sẽ nằm trong số 12 triệu người được hợp thức hoá trong tương lai.”
Nhưng thủ tục hợp thức hoá đó cũng không đơn giản như người ta tưởng, bởi phải qua nhiều chặng chông gai và phải mất nhiều thời gian:

“Dự Luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú nếu được thông qua thì những điều kiện cho người bất hợp lệ hợp thức hoá để mà được ở lại như sau:
Thứ nhất tất cả di dân cư trú bất hợp lệ trước ngày Một tháng Một năm 2007, xin lập lại phải trước ngày Một tháng Một 2007 và phải sống liên tục cho đến ngày cho phép nộp đơn . Những người đó có thể ghi danh để được nhận chiếu khán cư trú tạm thời, với điều kiện phải chứng minh là họ có công ăn việc làm , chưa hề phạm tội. Điều này cho thấy những người có tôi hay lý lịch không tốt sẽ bị trục xuất.

Thứ hai là sau một thời gian tính vào khoảng bốn năm, tức là điều kiện chính phủ phải lậphệ thống kiểm soát biên giới , kiểm soát những người thuê mướn công nhân bất hợp pháp vân vân…Những hệ thống đó phải được tiến hành và thực hiện rồi đó, lúc đó họ mới cho phép những người tôi vừa kể được nộp đơn để xin chiếu khán có tên là Zvisa, và phải nộp tiền phạt là một ngàn đô la nếu là chủ gia đình, năm trăm cho mỗi thành viên khác trong gia đình.

Ngoài ra còn phải đóng lệ phí nộp đơn và đồng thời trải qua các thủ tục điều tra lý lịch, phải chứng minh đã và đang tiếp tục làm việc , phải biết Anh ngữ cũng như là có kiến thức tối thiểu. Lúc đó họ mới cấp chiếu khán Z . Chiếu khán Z này có hiệu lực trong vòng bốn năm và có thể xin gia hạn. Sau tám năm kể từ ngày đạo luật này được ban hành thì những người có chiếu khán Z mới có thể nộp đơn xin thẻ xanh nhưng vẫn với những điều kiện khó khăn về việc làm, Anh ngữ, lý lịch và trình độ.

Nhưng mà điều kiện khó khăn nhất là cái điểm thứ tư, tức muốn xin thẻ xanh thì người đương đơn phải trở về quốc gia của mình. Thí dụ mười triệu người Mễ thì phải trở về Mễ cả 10 triệu, thí dụ một trăm ngàn người Việt Nam thì một trăm ngàn đó phải đi về Việt Nam , rồi xin thẻ xanh từ toà lãnh sự Hoa Kỳ chứ không nộp đơn ở bên Mỹ. Sau khi được cấp thì đương sự mới được trở lại Hoa Kỳ .

Nó lại buồn cười và trái cẳng ngỗng là chỉ có chủ gia đình phải đi ra khỏi Mỹ mà thôi, còn thân nhân hay người phối ngẫu vẫn được ở Hoa Kỳ. Câu hỏi đặt ra là nếu người chủ gia đình bị từ chố ikhông được vào Hoa Kỳ nữa thì vợ hay con cái phải làm sao?
Đó là chưa kể sau khi có thẻ xanh rồi thì đương sự phải đợi thêm năm năm nữa thì mới có thể xin nhập tịch Hoa Kỳ . Nói tóm lại những điều kiện những tiến trình để mà hợp thức hoá của một di dân đang sống bất hợp lệ cũng rất là chông gai và kéo dài rất là lâu, có thể đến 13 năm sau thì đương sự mời trở thành công dân Mỹ.”

Hôm thứ Ba năm 5 tây vừa qua thượng viện Hoa Kỳ tái nhóm để tiếp tục thảo luận về Dự Luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú . Có chừng hai mươi khoản tu chính liên quan được mang ra bàn cãi . Thế nhưng vì tính chất phức tạp và tế nhị của từng vấn đề nên cuộc họp không mang lại kết quả mong đợi. Giới thạo tin cho rằng thượng viện khó có thể đúc kết để kịp thông qua vào ngày mai như dự định.
Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.

Thông tin trên mạng:
- Thông tin về tiến trình Tái Định Cư Nhân Đạo (HR)
- Joint U.S. - Vietnamese Announcement of Humanitarian Resettlement Program
- Humanitarian Resettlement Program Boat People SOS
- Information Regarding Humanitarian Resettlement (HR)
- Humanitarian Resettlement Program
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Chương trình định cư Nhân Đạo HR sẽ chấm dứt vào tháng Sáu 2008
Cộng đồng người Việt ở Mỹ chuẩn bị “đón” chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Người trẻ Việt Nam ở Mỹ vận động chính giới Hoa Kỳ lưu tâm đến nhóm 8406
Nữ sinh viên Mỹ gốc Việt tốt nghiệp Cử nhân Sinh hoá với nhiều phần thưởng danh dự
Ðại hội truyền thông người Mỹ gốc Việt tại Houston, Texas
Khánh thành Bia tị nạn tưởng niệm thuyền nhân ở nước Đức
Lễ khánh thành bia tỵ nạn, tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại Đức
Thảm cảnh của phụ nữ Việt quê mùa chất phác đi giúp việc nhà ở Đài Loan
Sinh viên Việt Nam du học tại thủ đô Bắc Kinh

Aucun commentaire:

 
Model mtva Model mtva Vdict